• Hôi miệng
  • Chỉnh nha
  • Máy tăm nước
  • Bàn chải điện

10+ Cách Trị Hôi Miệng Tận Gốc Tại Nhà Hiệu Quả Bằng Dân Gian

Chuyên Gia Răng Miệng 08/08/2022

✔️ Cố vấn chuyên môn: TS Y Khoa trẻ tuổi nhất Việt nam ( Dưới 30 tuổi)
cusArticle-featureImage

Hôi miệng gây ra sự bối rối, e ngại, tự ti khi giao tiếp, tiếp xúc với người khác, làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Để lấy lại sự tự tin của bạn với một hơi thở thơm tho, hãy cùng Chuyên Gia Răng Miệng tìm hiểu rõ hơn những nguyên nhân gây ra triệu chứng hôi miệng cùng những cách trị hôi miệng tận gốc tại nhà đơn giản, hiệu quả để cải thiện mùi hơi thở trong bài viết sau đây.

1. Những nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng

1.1 Hôi miệng tạm thời

  • Sử dụng thực phẩm nặng mùi

Một số loại thực phẩm, gia vị nặng mùi như  hành, tỏi, đồ ăn cay, giàu protein, nhiều đường, đồ uống có cồn,... hay một số loại rau thơm  có thể làm cho hơi thở có mùi hôi. Những thực phẩm này sau khi được tiêu hóa sẽ đi vào máu, đưa đến phổi và từ đó làm ảnh hưởng đến mùi hơi thở khi nói chuyện, đặc biệt là khi ăn vào buổi tối muộn trước khi ngủ. 

  • Bị khô miệng

Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc vệ sinh khoang miệng, làm sạch vi khuẩn và thức ăn thừa còn sót lại trong miệng. Tình trạng khô miệng, tuyến nước bọt không bài tiết đủ lượng nước bọt cần thiết sẽ khiến cho hơi thở có mùi khó chịu.

Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ áp,...hay các căn bệnh như tiểu đường, viêm khớp, suy tim,...có thể làm giảm chức năng tiết nước bọt, gây khô miệng.

  • Hút thuốc lá

Hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến gây nên triệu chứng hôi miệng ở nam giới. Các hoạt chất trong thuốc lá dễ khiến cho lớp niêm mạc miệng bị khô gây nên tình trạng khô miệng, đồng thời làm tăng hàm lượng các chất bay hơi trong hơi thở. Hơn nữa, hút thuốc còn dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng khác như: viêm nướu, hỏng mô nướu, nha chu, răng ố vàng, sâu răng,...làm tăng nguy cơ gây hôi miệng.

Xem Thêm: Hôi Miệng Từ Cổ Họng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Dứt Điểm

Hút thuốc lá gây hôi miệng
Hút thuốc lá gây hôi miệng
  • Vệ sinh răng miệng kém

Việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng sạch sẽ là yếu tố tiên quyết để giúp bạn có một hơi thở thơm tho tự nhiên. Nếu việc vệ sinh không được đảm bảo, vụn thức ăn, mảng bám còn sót lại sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tấn công khoang miệng gây ra mùi hôi và còn tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh về răng miệng.

1.2 Hôi miệng do bệnh lý

  • Mắc các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh chân răng, áp-xe,...

  • Bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, viêm mũi mãn tính, viêm phế quản,...

  • Bệnh đường tiêu hóa - dạ dày: Trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, rối loạn đường ruột, táo bón, rối loạn chức năng trao đổi chất, nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori,...

  • Hội chứng Sjogren

2. 10+ cách chữa hôi miệng tại nhà bằng phương pháp dân gian hiệu quả

2.1 Cách chữa hôi miệng dứt điểm bằng nước muối

Cách chữa hôi miệng dứt điểm bằng nước muối
Cách chữa hôi miệng dứt điểm bằng nước muối

Dung dịch nước muối có công dụng sát khuẩn, hỗ trợ làm sạch vi khuẩn có hại và mảng bám, đồng thời nước muối có tính kiềm, giúp tăng độ pH trong khoang miệng. Từ đó giảm mùi hôi miệng và hạn chế sưng viêm nướu răng.

Ngoài ra, thành phần Flour trong muối còn giúp men răng chắc khỏe hơn, ngăn ngừa vi khuẩn sâu răng hiệu quả.   

Cách thực hiện pha nước muối súc miệng

Cho 1 thìa cà phê muối vào 200ml nước ấm và khuấy đều để hòa tan muối. Sau đó, bạn dùng nước muối súc miệng khoảng 30 giây rồi nhổ ra. Thực hiện 1 - 2 lần/ngày và duy trì đến khi mùi hơi thở khó chịu giảm đi.

Lưu ý: Đừng quên súc miệng lại bằng nước sạch để loại bỏ hết lượng muối và mảng bám còn sót lại trong miệng. Đồng thời cũng không thể dùng nước muối để thay thế việc đánh răng bằng kem đánh răng hàng ngày.

Xem Thêm: Các Cách Trị Hôi Miệng Bằng Lá Ổi Hiệu Quả, Đơn Giản Tại Nhà

2.2 Cách chữa hôi miệng tại nhà với chanh 

Cách chữa hôi miệng tại nhà với chanh
Cách chữa hôi miệng tại nhà với chanh

Trong quả chanh có chứa rất nhiều Vitamin C và axit ascorbic có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng và giảm hình thành mảng bám trên răng hiệu quả. Ngoài ra, chanh còn giúp kích thích tuyến nước bọt để tiết nước bọt nhiều hơn, từ đó thúc đẩy quá trình làm sạch khoang miệng tự nhiên và ngăn không cho miệng bị khô.  

Cách thực hiện

  • Vắt chanh lấy nước cốt, cho thêm chút muối và ít nước ấm, dùng hỗn hợp này để súc miệng hàng ngày. Muối và chanh là sự kết hợp hoàn hảo để giảm mùi hơi thở khó chịu, cũng như phòng ngừa được nhiều bệnh lý răng miệng.  

  • Vắt nước chanh pha nước uống, mùi hôi khó chịu sẽ biến mất, đặc biệt là sau khi ăn hành, tỏi.

  • Hoặc dùng vỏ chanh đem rửa sạch và cắt nhỏ, nhai thật kỹ vỏ chanh và nuốt, thực hiện đều đặn 3-4 lần/tuần để đem lại hiệu quả cao.

Lưu ý: Nếu bạn đang mắc bệnh về đường ruột hay dạ dày thì không nên dùng chanh với tần suất quá nhiều, tránh cho axit trong chanh gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày.

2.3 Cách chữa hôi miệng dân gian với lá bạc hà 

Cách chữa hôi miệng dân gian với lá bạc hà
Cách chữa hôi miệng dân gian với lá bạc hà

Lá bạc hà là thảo dược có hàm lượng tinh dầu cao, có khả năng khử mùi, kháng khuẩn, được dùng làm nguyên liệu phổ biến cho nhiều loại kem đánh răng, nước súc miệng giúp mang lại một hơi thở thơm mát tức thì.

Đặc biệt, sử dụng lá bạc hà không chỉ giảm hôi miệng mà còn giúp giảm sưng nướu, chảy máu và đau nhức răng nhờ hoạt chất Menthol có trong lá bạc hà - có công dụng làm mát, tiêu viêm và giảm đau hiệu quả.

Cách thực hiện

Rửa sạch và nhai trực tiếp lá bạc hà để đạt công hiệu tốt nhất. Hoặc giã lấy nước, hòa với nước lọc theo tỷ lệ 1:3 để súc miệng hàng ngày.

Lưu ý: Nhai kỹ lá bạc hà nhưng không nuốt xuống ngay mà đảo đều trong miệng để các tinh chất thấm vào răng và nướu, tăng tác dụng khử mùi hôi miệng.

Xem Thêm: Top 10 Thuốc Trị Hôi Miệng Tốt Nhất Được Nha Sĩ Chỉ Định

2.4 Cách trị hôi miệng vĩnh viễn với gừng

Cách trị hôi miệng vĩnh viễn với gừng
Cách trị hôi miệng vĩnh viễn với gừng

Gừng là một gia vị có tính nóng, ấm, chứa nhiều tinh dầu thơm giúp ích cho việc trị hôi miệng. Hợp chất 6-gingerol trong gừng có tác dụng kích thích các enzym trong nước bọt, làm phân hủy các hợp chất lưu huỳnh (Sulfur) gây mùi hôi miệng.

Cách thực hiện

  • Gừng tươi thái thành từng lát mỏng và cho vào nước đun sôi. Súc miệng hàng ngày với dung dịch này vào mỗi sáng và tối hoặc sau mỗi bữa ăn.

  • Pha trà gừng uống vào mỗi buổi sáng hoặc tối để đạt được hiệu quả tốt nhất cho việc trị hôi miệng.

Lưu ý: Bạn nên giữ cả vỏ gừng khi chế biến sẽ tăng hiệu quả điều trị hôi miệng hơn.

2.5 Sử dụng sữa chua để trị hôi miệng tận gốc

Sử dụng sữa chua để trị hôi miệng tận gốc
Sử dụng sữa chua để trị hôi miệng tận gốc

Các lợi khuẩn có trong sữa chua giúp thúc đẩy các vi khuẩn có lợi phát triển, cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng, đồng thời có khả năng ức chế sự sản sinh Hydro Sulfur - hợp chất khiến mùi hơi thở khó chịu, từ đó cải thiện mùi hơi thở hiệu quả.

Ngoài ra ăn sữa chua còn giúp làm giảm mảng bám và viêm lợi. 

Cách thực hiện 

  • Mỗi ngày dùng từ 1 - 2 hũ sữa chua, không nên ăn nhiều hơn vì có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày, gây chán ăn, chướng bụng.

  • Pha 1-2 muỗng cà phê sữa chua cùng 1 muỗng cà phê nước cốt chanh, bôi hỗn hợp này lên răng tầm 5-7 phút và súc miệng lại với nước.

Lưu ý: Để đạt kết quả tốt nhất, thời gian lý tưởng để ăn sữa chua là sau ăn khoảng 1-2 tiếng hoặc ăn vào buổi tối, vì lúc này dạ dày có độ kiềm axit ổn định, là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn có lợi trong sữa chua phát triển.

Xem Thêm: Nguyên Nhân Khiến Kẽ Răng Bị Hôi & Cách Khắc Phục Hiệu Quả

2.6 Cách trị bệnh hôi miệng với dầu dừa

Cách trị bệnh hôi miệng với dầu dừa
Cách trị bệnh hôi miệng với dầu dừa

Trong dầu dừa rất giàu các hợp chất kháng khuẩn: axit lauric, axit capric, axit caprylic,...có công dụng tiêu diệt các vi khuẩn và nấm ở khoang miệng, giúp ức chế và ngăn ngừa mùi hôi miệng cực kì hiệu quả.

Hơn nữa, dùng dầu dừa còn giúp hạn chế một số vấn đề về răng thông thường như đau răng, viêm nướu, chảy máu hay răng bị xỉn màu. 

Cách thực hiện

  • Ngậm dầu dừa: Ngậm dầu dừa trong miệng từ 4-6 phút, sau đó nhổ ra và đánh răng như bình thường. Thực hiện mỗi sáng và tối trước khi ngủ. 

  • Đánh răng bằng tinh dầu dừa: Bàn chải đánh răng nhúng vào dung dịch dầu dừa, chải đều lên các bề mặt răng trong 4-5 phút, súc miệng lại với nước.

Lưu ý: Khi ngậm dầu dừa nhớ đảo đều và dùng lưỡi đẩy dầu đi đều qua các răng.

Xem Thêm: Trẻ Bị Hôi Miệng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

2.7 Cách trị hôi miệng sau 1 đêm bằng Baking soda

Cách trị hôi miệng sau 1 đêm bằng Baking soda
Cách trị hôi miệng sau 1 đêm bằng Baking soda

Baking soda là loại nguyên liệu vừa có tính axit, vừa có tính kiềm. Vì vậy, nó có tác dụng cân bằng độ pH cho khoang miệng, tăng tính kiềm, giảm nồng độ axit và ức chế hoạt động của vi khuẩn. 

Ngoài ra, sử dụng baking soda còn ngăn chặn sự tích tụ của mảng bám vôi răng và tẩy đi các vết ố vàng, xỉn màu, giúp răng trắng sáng hơn.

Cách thực hiện

  • Hòa bột Baking soda với nước ấm rồi súc miệng vào sáng và tối. 

  • Trộn Baking soda với kem đánh răng và chanh, chải răng như bình thường để vệ sinh răng. 

Lưu ý: Sau khi dùng Baking soda, bạn nên súc miệng kỹ với nước để tránh sót lại trong miệng quá lâu, gây kích ứng niêm mạc và khiến men răng bị ăn mòn.

2.8 Cách chữa hôi miệng cấp tốc với trà xanh

Cách chữa hôi miệng cấp tốc với trà xanh
Cách chữa hôi miệng cấp tốc với trà xanh

Chất Polyphenol trong trà xanh giúp ức sự vi khuẩn phát triển trong khoang miệng, nên có thể ngăn ngừa bệnh sâu răng và cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng, giúp hơi thở thơm tho, tươi mát hơn.

Ngoài ra, đặc tính chống viêm trong trong lá trà xanh khá mạnh, giúp kiểm soát tình trạng viêm nướu và chảy máu chân răng.

Cách thực hiện

Rửa sạch lá trà xanh, vò nát rồi đun với nước. Sau đó chắt lấy nước trà và cho thêm một ít muối, dùng súc miệng mỗi ngày để có được một hơi thở dễ chịu, sảng khoái.

Lưu ý: Nếu muốn uống nước trà xanh thì không nên uống khi bụng đói, bởi dễ làm đau dạ dày.

Xem Thêm: Tại Sao Nước Bọt Có Mùi Hôi?

2.9 Dùng giấm táo giúp khử mùi hôi miệng hiệu quả

Dùng giấm táo giúp khử mùi hôi miệng hiệu quả
Dùng giấm táo giúp khử mùi hôi miệng hiệu quả

Giấm táo được lên men tự nhiên, không chứa chất độc hại nên rất an toàn khi sử dụng cho việc điều trị mùi hôi miệng. Trong thành phần giấm táo có chứa hàm lượng lớn các loại axit amin, axit axetic…có hiệu quả khử mùi và kháng khuẩn mạnh mẽ. 

Không chỉ có tác dụng khắc phục mùi hôi, giấm táo còn có hiệu quả tẩy trắng răng nhờ hàm lượng axit khá cao.

Cách thực hiện

Để trị hôi miệng bằng giấm táo tại nhà, bạn có thể pha loãng với nước và súc miệng vào bữa sáng hoặc tối, giúp cuốn sạch vi khuẩn tích tụ trong niêm mạc miệng, bề mặt răng và lưỡi.

Lưu ý: Nếu lạm dụng giấm táo quá mức có thể gây mòn men, ê buốt răng nếu lạm dụng quá mức. Do đó bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này từ 2 - 3 lần/tuần.

2.10 Cách làm hết hôi miệng với nước vo gạo

Cách làm hết hôi miệng với nước vo gạo
Cách làm hết hôi miệng với nước vo gạo

Nước vo gạo là một trong các mẹo chữa hôi miệng đơn giản tại nhà. Trong loại nước này có chứa nhiều vitamin, kẽm, sắt, kali… có tác dụng hỗ trợ làm sạch răng, giảm viêm chân răng và sát khuẩn hiệu quả. Nhờ đó, mùi hôi miệng được cải thiện và hơi thở sẽ dễ chịu hơn, đồng thời giảm nguy cơ sâu răng.

Cách thực hiện

Sau khi đánh răng, bạn dùng nước vo gạo loãng (dùng nước thứ 2 là tốt nhất) để súc miệng mỗi ngày 2 lần, buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. 

Lưu ý: Nếu khoang miệng, lưỡi đang có vết thương thì không nên súc miệng bằng nước vo gạo, tránh nguy cơ nhiễm trùng và vết thương thêm nặng.

Xem Thêm: Lưỡi Bị Vàng Là Bệnh Gì?

2.11 Mẹo trị hôi miệng bằng vỏ bưởi đơn giản

Mẹo trị hôi miệng bằng vỏ bưởi đơn giản
Mẹo trị hôi miệng bằng vỏ bưởi đơn giản

Trong vỏ bưởi chứa nhiều tinh dầu có tác dụng khử mùi hôi miệng rất tốt, ngoài ra vỏ bưởi cũng rất giàu vitamin C giúp bảo vệ răng chắc khỏe, ngăn ngừa viêm nướu, chảy máu chân răng… 

Cách thực hiện

Dùng vỏ bưởi rửa sạch và thái lát mỏng, sau đó đem nhai thật kỹ trong miệng. Hoặc nấu vỏ bưởi với muối để làm nước súc miệng.  

Lưu ý: Khi nhai vỏ bưởi nên nhai đều trong khoang miệng và ở cả 2 hàm, kết hợp với lưỡi để đẩy vỏ bưởi đến những vùng nhiều mảng bám vôi răng.

2.12 Cách khắc phục hôi miệng bằng đinh hương

Cách khắc phục hôi miệng bằng đinh hương
Cách khắc phục hôi miệng bằng đinh hương

Theo đông y, trong đinh hương có tinh chất cay, dầu thơm và chất diệt khuẩn vì vậy đinh hương có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn, kháng viêm và khử mùi hôi miệng cực kì hiệu quả. Ngoài ra, đinh hương còn có tinh chất eugenol có tác dụng làm dịu các cơn đau sau khi nhổ răng, viêm nướu, đau chân răng… 

Cách thực hiện

Bạn có thể nhai 1 vài mẩu đinh hương để kiểm soát mùi hôi miệng. Ngoài ra, bạn có thể dùng đinh hương pha thành trà và uống hoặc dùng 2 lần/ngày như nước súc miệng.

Lưu ý: Trẻ em và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên sử dụng đinh hương, vì khó hấp thụ một số chất trong đinh hương.

2.13 Cách làm giảm hôi miệng với mật ong và bột quế

Cách làm giảm hôi miệng với mật ong và bột quế
Cách làm giảm hôi miệng với mật ong và bột quế

Mật ong và bột quế đều là 2 loại nguyên liệu có tính kháng khuẩn cao, giúp loại bỏ vi khuẩn gây nên tình trạng hôi miệng. Đồng thời bột quế còn chứa các tinh dầu thơm giúp hơi thở dễ chịu hơn.

Ngoài trị hôi miệng, mật ong và bột quế còn có công dụng chống viêm và làm lành các vùng niêm mạc miệng bị tổn thương, lở loét rất tốt.

Cách thực hiện

Hòa tan 1 thìa mật ong cùng ½ thìa bột quế với nước nóng và sử dụng hỗn hợp đó để súc miệng 2 lần/ngày.

Lưu ý: Với những người đang bị nhiệt miệng thì không nên dùng mật ong và bột quế để súc miệng.

2.14 Mẹo chữa hôi miệng với các loại rau mùi: thì là, ngò rí, ngò gai, lá lốt, diếp cá, rau húng chanh

Mẹo chữa hôi miệng với các loại rau mùi: thì là, ngò rí,...
Mẹo chữa hôi miệng với các loại rau mùi: thì là, ngò rí, ngò gai, lá lốt, diếp cá, rau húng chanh

Một số loại rau gia vị như thì là, ngò rí, lá lốt, diếp cá, húng chanh… có tính kháng khuẩn tốt, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng. Đồng thời các loại rau này có mùi thơm đặc trưng giúp hơi thở thơm tho tự nhiên.

Cách thực hiện

Rửa sạch với nước muối và ăn như rau sống. Ngoài ra bạn có thể xay các loại rau để lấy nước và uống, giúp cho hơi thở thơm mát hơn.

Lưu ý: Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên kiên trì sử dụng các loại rau thơm trong một thời gian. 

3. Làm thế nào để phòng tránh hôi miệng?

3.1 Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là sau bữa ăn 30 phút. Ngoài ra, nên kết hợp sử dụng thêm nước súc miệng, chỉ nha khoa, tăm nước, cạo lưỡi,... để làm sạch răng miệng toàn diện.

  • Thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 tháng/lần hoặc khi bàn chải có dấu hiệu bị hư mòn, sờn, bạc màu,...

  • Đừng quên làm sạch lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng, đây là nơi dễ trú ngụ cho vi khuẩn và là một phần nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến.

  • Giữ cho khoang miệng đủ độ ẩm bằng cách uống đủ nước mỗi ngày hoặc nhai kẹo cao su không đường để kích thích tiết nước bọt. Bên cạnh đó, nên hạn chế sử dụng chất kích thích, cafe, rượu bia, thuốc lá,... để tránh gây khô miệng.

Làm sạch lưỡi để ngăn ngừa hôi miệng
Làm sạch lưỡi để ngăn ngừa hôi miệng

3.2 Hạn chế dùng thực phẩm có mùi

Nên hạn chế việc ăn quá nhiều thực phẩm có nhiều tinh dầu như tỏi, hành, các loại gia vị và thực phẩm có hương vị nặng mùi, thực phẩm nhiều protein, chất béo, đường... vì chúng rất dễ lưu lại mùi khó chịu trong miệng của bạn.

Xem Thêm: Top 3 Kem Đánh Răng Trị Hôi Miệng Của Nhật

3.3 Khám răng miệng định kỳ

  • Trường hợp hôi miệng đến từ những nguyên nhân do bệnh lý, hôi miệng dai dẳng ngay cả khi đã vệ sinh răng miệng tốt, bạn nên đến các trung tâm nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên mùi hôi khó chịu để điều trị kịp thời, dứt điểm. 

  • Điều trị các bệnh lý về răng miệng, hô hấp, dạ dày,...một cách triệt để, tránh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng và cơ thể theo thời gian.

  • Lên lịch khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra và phát hiện kịp thời các bệnh lý răng miệng.

Khám răng miệng định kỳ để điều trị dứt điểm các bệnh lý nha khoa, làm hết hôi miệng
Khám răng miệng định kỳ để điều trị dứt điểm các bệnh lý nha khoa, làm hết hôi miệng

 

Trên đây là những chia sẻ về cách trị hôi miệng tận gốc tại nhà bằng dân gian với những nguyên dược liệu tự nhiên đã được nhiều người áp dụng thành công, giúp bạn có thể cải thiện và khắc phục mùi hôi miệng hiệu quả để lấy lại một hơi thở thơm tho, dễ chịu. Tuy nhiên, nếu bệnh hôi miệng đến từ nguyên nhân do bệnh lý, bạn cần phải đến thăm khám và điều trị theo bác sĩ chuyên khoa để điều trị căn bệnh.

4.7/5 (75)
Chuyên Gia Răng Miệng không chỉ đơn thuần là địa chỉ để khách hàng mua sắm các sản phẩm liên quan đến răng miệng, mà quan trọng hơn là mang đến những giải pháp chuyên sâu từ đội ngũ Bác sĩ cố vấn. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện cho từng cá nhân và gia đình.
Wiki Nha Khoa