• Hôi miệng
  • Chỉnh nha
  • Máy tăm nước
  • Bàn chải điện

8 Nguyên Nhân Gây Hôi Miệng Ở Trẻ Em Và Cách Khắc Phục

Chuyên Gia Răng Miệng 09/08/2022

✔️ Cố vấn chuyên môn: TS Y Khoa trẻ tuổi nhất Việt nam ( Dưới 30 tuổi)
cusArticle-featureImage

Hôi miệng là hiện tượng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, vào bất kỳ một độ tuổi nào. Trẻ bị hôi miệng có thể là tình trạng tạm thời hoặc cũng có thể là dấu hiệu và biểu hiện của nhiều loại bệnh lý khác. Hãy cùng Chuyên Gia Răng Miệng tìm hiểu những nguyên nhân khiến cho miệng trẻ bị hôi, trả lời cho những thắc mắc "Tại sao trẻ sơ sinh bị hôi miệng? Trẻ em bị hôi miệng là bệnh gì? Bé bị hôi miệng phải làm sao?" trong bài viết bên dưới.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng

1.1 Vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng

Vẫn còn rất nhiều trẻ lười đánh răng, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng hay việc trẻ thường thực hiện đánh răng qua loa, không kỹ lưỡng, không đúng cách. Điều này khiến cho cặn thức ăn, mảng bám còn tồn đọng lại trong khoang miệng (trên răng, nướu, bề mặt lưỡi...), tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và chúng sẽ giải phóng các loại hợp chất Sulphur trong khoang miệng, đây là hợp chất dễ bay hơi và gây nên mùi hơi thở khó chịu.

Trẻ bị hôi miệng do vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng
Trẻ bị hôi miệng do vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng

1.2 Trẻ bị khô miệng (Xerostomia)

Khô miệng, lượng nước bọt không cung cấp đủ để làm ẩm và làm sạch khoang miệng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng ở trẻ em. Khi trẻ có các thói quen như: uống ít nước, ngáy khi ngủ, thở bằng miệng khi bị nghẹt mũi hoặc khi ngủ...sẽ làm giảm lượng nước bọt được tiết ra, gia tăng vi khuẩn gây mùi trong miệng.

Hiện tượng khô miệng, nước bọt không sản xuất đủ gây nên mùi hôi tương tự như khi hơi thở có mùi hôi vào buổi sáng mới thức dậy. Tất cả mọi người, thậm chí cả trẻ sơ sinh bị hôi miệng vào buổi sáng, đây là loại hôi miệng tạm thời và sẽ biến mất sau khi vệ sinh răng miệng và nước bọt được tiết ra nhiều trở lại. Tuy nhiên, hôi miệng do khô miệng không phải lúc nào cũng là tạm thời mà còn có thể trở thành mãn tính, gây ra nhiều nguy cơ đối với sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe nói chung.

Xem Thêm: Hôi Miệng Từ Cổ Họng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Dứt Điểm

1.3 Ăn thực phẩm có mùi

Ăn thực phẩm có mùi khiến miệng bé bị hôi
Ăn thực phẩm có mùi khiến miệng bé bị hôi

Ăn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng Sulphur cao hoặc có ảnh hưởng đến quá trình phân hủy các loại amino axit (có chứa nhiều hợp chất Sulphur) trong miệng như hành, tỏi, phô mai, đồ ăn giàu protein, giàu đường, nhiều dầu mỡ...khiến cho  miệng bé có mùi hôi tạm thời.

1.4 Trẻ bị hút thuốc lá thụ động

Các hóa chất trong khói thuốc lá khi phân hủy sẽ gây nên mùi hôi miệng cho bé khi trẻ vô tình hít phải khói thuốc từ những người xung quanh. Hơn nữa, sức khỏe của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá.

1.5 Các thói quen xấu ở trẻ

Bé bị hôi miệng do hút thuốc lá thụ động
Bé bị hôi miệng do hút thuốc lá thụ động

Những thói quen như mút ngón tay, ngậm tay, ngậm đồ chơi, ngậm ti giả...xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc làm này vô tình đưa vi khuẩn vào trong miệng khiến cho miệng bé bị hôi và còn có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Xem Thêm: Nguyên Nhân Khiến Kẽ Răng Bị Hôi & Cách Khắc Phục Hiệu Quả

1.6 Mắc dị vật trong mũi

Trong những lúc vui chơi và do bản tính tò mò, trẻ có thể vô tình nhét các dị vật vào mũi như hạt đậu, hạt cườm, hòn bi, mẫu thức ăn…gây ra tổn thương, viêm nhiễm vùng niêm mạc mũi, làm chảy nước mũi và khiến trẻ hôi miệng. Đây là trường hợp hôi miệng thường bắt gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi.

1.7 Tác dụng phụ của một số loại thuốc

  • Các loại thuốc như: thuốc an thần, thuốc nhóm bệnh thần kinh, thuốc kháng histamin...làm giảm khả năng tiết nước bọt tự nhiên, dẫn đến tình trạng khô miệng và gây hôi miệng ở trẻ em.

  • Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc kháng sinh cho bé không phù hợp liều lượng có thể gây mất cân bằng hệ vi khuẩn trong khoang miệng, tình trạng kéo dài có thể khiến trẻ bị hôi miệng. 

1.8 Một số bệnh lý khác

  • Bệnh lý về răng miệng: Sâu răng, cao răng nhiều, viêm lợi, viêm nha chu, viêm tủy răng, viêm quanh thân răng, áp xe răng, nhiễm nấm Candida, lệch khớp cắn,...

  • Bệnh đường hô hấp: Viêm xoang, nhiễm trùng xoang, viêm mũi, họng...

  • Bệnh về tiêu hóa, đặc biệt là chứng trào ngược dạ dày thực quản.

  • Viêm amidan: Những khối amidan bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, thường có màu đỏ hoặc có chấm trắng, sưng tấy làm cho miệng bé có mùi hôi cực kì khó chịu.

  • Các bệnh lý toàn thân khác như tiểu đường, suy thận, bệnh lý gan...cũng có thể gây ra tình trạng trẻ bị hôi miệng.

Xem Thêm: Tại Sao Nước Bọt Có Mùi Hôi?

2. Cách khắc phục, phòng ngừa tình trạng hôi miệng ở trẻ

Cách khắc phục, phòng ngừa tình trạng hôi miệng ở trẻ
Cách khắc phục, phòng ngừa tình trạng hôi miệng ở trẻ

  • Bố mẹ cần hướng dẫn cho bé vệ sinh răng miệng đúng cách, tạo thói quen đánh răng cho con ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải và loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ để tạo hứng thú, niềm vui cho bé mỗi khi vệ sinh răng miệng.

  • Cho bé dùng thêm chỉ nha khoa, chải lưỡi, nước súc miệng để làm sạch hoàn toàn các thức ăn thừa, mảng bám, vi khuẩn trong khoang miệng. 

  • Thay bàn chải đánh răng cho bé định kỳ 3-4 tháng/lần hoặc khi bàn chải bị mòn.

  • Đối với trẻ còn có những thói quen xấu có hại cho răng miệng, bố mẹ nên thường xuyên quan sát và nhắc nhở để trẻ dần loại bỏ các tật xấu này, đồng thời cần vệ sinh sạch sẽ, khử trùng ti giả, đồ chơi cho bé.

  • Tránh khô miệng bằng việc tập cho bé uống đủ nước mỗi ngày và không để bé bỏ bữa sáng, vì ăn uống sẽ giúp kích thích sản xuất nước bọt, giữ ẩm cho khoang miệng.

  • Hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ ngọt như bánh kẹo, kem, đồ uống có ga...để tránh nguy cơ trẻ bị sâu răng, viêm nướu và dẫn hôi miệng. Bên cạnh đó, những loại gia vị mạnh như hành, tỏi cũng cần được hạn chế khi nấu ăn cho bé.

  • Bổ sung cho trẻ thêm chất xơ, canxi, các loại vitamin và khoáng chất thông qua những loại rau quả, trái cây tươi, trứng, sữa,...vào thực đơn hằng ngày để giúp sức khỏe răng miệng trẻ được tốt hơn.

  • Bố mẹ nên tập cho bé thói quen ăn đúng giờ và không nên cho bé ăn quá no trong một lúc, vì dễ gây rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến mùi hơi thở của trẻ.

Xem Thêm: Mách Bạn 10+ Cách Trị Hôi Miệng Tận Gốc Tại Nhà Bằng Phương Pháp Dân Gian Hiệu Quả

3. Khi nào cần đưa trẻ bị hôi miệng đi thăm khám

Khi nào cần đưa trẻ bị hôi miệng đi thăm khám
Khi nào cần đưa trẻ bị hôi miệng đi thăm khám

Nếu miệng trẻ bị hôi bắt nguồn từ nguyên nhân do bệnh lý, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để chẩn đoán tìm ra nguyên nhân và chỉ định phương án điều trị dứt điểm các bệnh lý thì mới có thể loại bỏ được hết mùi hôi miệng.

  • Đa số bệnh hôi miệng ở trẻ đều do các vấn đề răng miệng phổ biến như sâu răng, viêm nướu, vôi răng,...trẻ cần có sự can thiệp của nha sĩ càng sớm càng tốt.

  • Nếu như nguyên nhân hôi miệng không xuất phát từ răng miệng của trẻ thì cần đưa trẻ thăm khám thêm các chuyên khoa khác như mũi, họng, tiêu hóa,...để xác định được nguyên nhân chính xác và có hướng trị liệu phù hợp.

Dù trẻ chưa có vấn đề gì về răng miệng thì phụ huynh vẫn nên đưa trẻ đi thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để cạo vôi răng, đồng thời sớm phát hiện những bệnh lý có nguy cơ phát sinh để điều trị kịp thời hiệu quả hơn.

 

Bài viết chia sẻ những thông tin về tình trạng trẻ bị hôi miệng: nguyên nhân, biện pháp khắc phục và ngăn ngừa không để tình trạng miệng bé bị hôi tái phát. Bố mẹ hãy quan tâm hơn và chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con ngay từ sớm để trẻ luôn có được một hàm răng chắc khỏe, một hơi thở thơm tho, tự tin phát triển và giao tiếp với bạn bè.

4.1/5 (34)
Chuyên Gia Răng Miệng không chỉ đơn thuần là địa chỉ để khách hàng mua sắm các sản phẩm liên quan đến răng miệng, mà quan trọng hơn là mang đến những giải pháp chuyên sâu từ đội ngũ Bác sĩ cố vấn. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện cho từng cá nhân và gia đình.
Wiki Nha Khoa