Chuyên Gia Răng Miệng 09/08/2022
Hơi thở có mùi hôi khó chịu là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người cảm thấy tự ti, không dám giao tiếp với mọi người xung quanh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp một số vấn đề nhất định về sức khỏe. Vì vậy, cần tìm ra nguyên nhân và cách xử lý mùi hơi thở hôi
Hơi thở bị hôi là tình trạng có thể bắt gặp ở mọi đối tượng khác nhau. Theo thống kê, đây là bệnh lý răng miệng phổ biến thứ 3 chỉ sau sâu răng và viêm nha chu. Mặc dù nhiều người đã vệ sinh răng miệng thường xuyên nhưng hơi thở vẫn có mùi hôi, là bởi những nguyên nhân chính sau đây:
Hơi thở bị hôi khi mới ngủ dậy: Sau một giấc ngủ dài, khiến lượng nước bọt tiết ra không đủ và làm miệng bị khô. Vì thế, vi khuẩn sẽ có cơ hội phát triển nhiều hơn dẫn đến mùi hôi miệng. Tình trạng này có thể cải thiện sau khi vệ sinh răng và không gây hại cho sức khỏe.
Ăn các loại thực phẩm có mùi: Một số loại gia vị dễ khiến cho hơi thở nặng mùi hơn đó là hành, tỏi, mắm, ruốc… Có thể mùi thực phẩm sẽ hết sau khi ăn 1 - 2 tiếng. Tuy nhiên, khi bạn ợ hơi hoặc nói chuyện, mùi hôi vẫn có thể nhận biết khá rõ.
Ăn nhiều hành, tỏi và gia vị nặng mùi sẽ sinh ra mùi hôi miệng tạm thời
Vệ sinh răng miệng kém: Nếu bạn chăm sóc và vệ sinh răng không kỹ lưỡng, thì rất khó để làm sạch hết thức ăn thừa, mảng bám… trong khoang miệng. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hôi miệng phát triển.
Bị khô miệng do những thói quen như thở bằng miệng, hút thuốc lá, uống rượu, uống ít nước, nhịn đói,... hoặc do việc dùng thuốc, xạ trị, hoá trị, cơ thể bị mất nước, tuổi tác,...
Xem Thêm: Cách Trị Hôi Miệng Tận Gốc Tại Nhà Nhanh Chóng, Hiệu Quả
Bị sâu răng và viêm nướu:
Niềng răng:
Cao răng, mảng bám:
Vết loét miệng:
Bệnh lý viêm nhiễm của lưỡi như nhiễm nấm candida, viêm lưỡi bản đồ,...
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD):
Hơi thở hôi do trào ngược dạ dày
Nhiễm trùng đường hô hấp: Cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, viêm xoang,... Do trong vòm họng hình thành lớp dịch nhầy có mùi khó chịu.
Nhiễm ký sinh trùng, giun sáng:
Lượng đường trong máu cao:
Suy thận:
Bệnh gan:
Xem Thêm: Cách Trị Hôi Miệng Cho Trẻ 2 Tuổi Nhanh Và Hiệu Quả
Do vi khuẩn trong miệng: Hơi thở có mùi hôi thối chủ yếu bắt nguồn từ các vi khuẩn kỵ khí như Treponema denticola, Porphyromonas gingivalis, Eubacterium… Chúng phân giải protein trong thức ăn, khiến cho hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi và tạo ra mùi hôi giống như thịt thối, trứng thối, sữa ôi…
Những vi khuẩn này thường xuất hiện ở các vị trí dễ tồn đọng thức ăn thừa như kẽ răng, bề mặt lưỡi hoặc các túi nha chu, kẽ răng sâu…
Vi khuẩn là nguyên nhân khiến cho hơi thở có mùi hôi
Uống rượu bia:
Bị ợ nóng, ợ hơi:
Hội chứng Sjogren (rối loạn hệ thống miễn dịch):
Xem Thêm: Nổi Cục Trắng Hôi Trong Miệng Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Tình trạng hơi thở có mùi hôi không khó để khắc phục, nếu biết được nguyên nhân chính xác và từ đó có cách xử lý phù hợp.
Thông thường, những biện pháp chăm sóc tại nhà đã có thể cải thiện được mùi hơi thở khó chịu. Nhưng khi nguyên nhân là do các bệnh lý răng miệng hoặc toàn thân thì cần phải thực hiện các phương án điều trị chuyên khoa, mới trị dứt điểm được hôi miệng.
Vệ sinh răng miệng là vấn đề cần phải chú trọng hàng đầu, nếu muốn giữ cho khoang miệng sạch sẽ và hơi thở thơm tho.
Đầu tiên, bạn phải đảm bảo đánh răng ít nhất 2 lần/ngày trong khoảng 2 phút. Chọn những loại bàn chải mềm và tránh tác động lực quá mạnh, để không gây mòn răng, chảy máu nướu.
Sau khi chải răng thay vì dùng tăm tre, bạn nên dùng chỉ nha khoa mềm, mảnh để dễ luồn lách và lấy đi thức ăn còn giắt trong kẽ răng. Không tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Đừng quên vệ sinh lưỡi và sử dụng nước súc miệng sát khuẩn để loại bỏ hết vết bẩn, mảng bám, vi khuẩn… còn tồn đọng lại trong khoang miệng. Từ đó, giúp cải thiện mùi hơi thở một cách hiệu quả.
Kết hợp dùng chỉ nha khoa, cây cạo lưỡi và nước súc miệng để làm sạch răng miệng tối đa
Bên cạnh việc giữ gìn vệ sinh răng miệng, thì thay đổi chế độ ăn uống cũng sẽ giúp khắc phục mùi hôi miệng.
Tránh ăn nhiều hành, tỏi và các gia vị nặng mùi. Đồng thời hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhầy nhờn vì dễ làm tăng tải trọng cho dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và làm tăng hội chứng miệng khiến hơi thở có mùi hôi.
Không nên hút thuốc lá vì dễ gây khô miệng và mùi hôi của khói thuốc cũng dễ lưu lại trong miệng.
Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt… vừa cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, vừa có tác dụng làm sạch răng miệng.
Xem Thêm: Tại Sao Kẽ Răng Bị Hôi Sau Khi Đánh Răng Xong?
Nếu được bác sĩ xác định chứng hôi miệng xuất phát từ các bệnh lý, thì bạn cần phải tiến hành điều trị dứt điểm bệnh. Khi đó, tình trạng hôi miệng cũng sẽ biến mất.
Trường hợp hôi miệng là do các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các ổ vi khuẩn gây viêm, giúp cho nướu, răng chắc khỏe trở lại và không còn mùi hôi khó chịu.
Cần điều trị dứt điểm bệnh lý răng miệng để loại bỏ mùi hôi trong hơi thở
Trường hợp mắc các bệnh lý toàn thân như dạ dày, tim mạch, tiểu đường… khiến cho hơi thở hôi, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Xem Thêm: Top Các Thuốc Điều Trị Hôi Miệng Được Tin Dùng
Hơi thở có mùi hôi tuy không gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng lại ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và tinh thần của nhiều người. Hy vọng, với những chia sẻ trong bài viết trên đây, đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và biết cách khắc phục khi gặp tình trạng hơi thở có mùi khó chịu, từ đó lấy lại được tự tin trong giao tiếp với mọi người.