• Hôi miệng
  • Chỉnh nha
  • Máy tăm nước
  • Bàn chải điện

Cách Điều Trị Hôi Kẽ Răng Hiệu Quả - Kẽ Răng Có Mùi Hôi Do Đâu?

Chuyên Gia Răng Miệng 09/08/2022

✔️ Cố vấn chuyên môn: TS Y Khoa trẻ tuổi nhất Việt nam ( Dưới 30 tuổi)
cusArticle-featureImage

Kẽ răng có mùi hôi là một trong số những nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng mà nhiều người đang mắc phải hiện nay. Mặc dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kỹ lưỡng nhưng ở kẽ răng vẫn còn mùi khó chịu. Vậy nguyên nhân nào khiến cho kẽ răng bị hôi? Biện pháp nào để khắc phục, điều trị tình trạng này? Cùng Chuyên Gia Răng Miệng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

1. Nguyên nhân làm kẽ răng bị hôi

Bất kỳ ai và ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải tình trạng kẽ răng bị hôi, khiến cho hơi thở phát ra có mùi khó chịu mỗi khi nói chuyện. Việc xác định được nguyên nhân gây ra mùi hôi ở kẽ răng sẽ giúp bạn có thể điều trị dứt điểm và ngăn ngừa không để tình trạng này tái diễn. 

Kẽ răng có mùi hôi đến từ những nguyên nhân chính sau đây:

1.1 Do vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng, không đúng cách

Đây được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho kẽ răng bị hôi và làm cho hơi thở có mùi bất thường.

Chắc hẳn ngày nay ai cũng đều có thói quen đánh răng hằng ngày mỗi sáng và tối. Tuy nhiên, để răng miệng được làm sạch một cách toàn diện, bạn nên kết hợp sử dụng thêm các phương pháp khác như: chỉ nha khoa, nước súc miệng,..

đặn 2 lần mỗi ngày có thể làm sạch răng miệng và mang lại hơi thở thơm mát. 

 

 cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến kẽ răng có mùi hôi. Mặc dù vậy, thực tế cho thấy chỉ đánh răng không thôi sẽ không làm sạch được các thức ăn thừa mắc vào sâu trong kẽ răng. Lông chải của bàn chải đánh răng một số nơi không thể tiếp cận được, chẳng hạn như các vị trí trong cùng của hàm.

nếu chỉ đánh răng mà không kết hợp thêm biện pháp nào khác, thì rất khó để làm sạch toàn bộ khoang miệng. Bởi bàn chải không thể tiếp cận và lấy đi hết vụn thức ăn mắc ở những vị trí như kẽ răng, viền nướu hay các răng trong cùng.

Xem Thêm: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Khi Hơi Thở Có Mùi Hôi
 

Chỉ đánh răng thì không thể làm sạch được hết khoang miệng dẫn đến kẽ răng bị hôi

Chỉ đánh răng thì không thể làm sạch được hết khoang miệng dẫn đến kẽ răng bị hôi

Khi thức ăn thừa lâu ngày không được làm sạch sẽ trở thành mảng bám vôi răng. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Chúng sẽ phân hủy thức ăn còn sót lại và tạo ra hợp chất Sulphur dễ bay hơi, có mùi hôi thối.

Ngoài ra, nếu trong quá trình vệ sinh răng lại bỏ qua phần lưỡi, nơi tồn đọng rất nhiều vi khuẩn thì cũng dẫn đến mùi hôi miệng khó chịu. 

1.2 Do chế độ, thói quen ăn uống sinh hoạt không lành mạnh

Chế độ ăn uống, sinh hoạt có ảnh hưởng mật thiết đến sức khỏe răng miệng. Vì vậy, khi bạn có những thói quen xấu sau đây thì dễ hình thành chứng hôi miệng:

  • Thường xuyên ăn những thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, mắm, ruốc… Sau khi được tiêu hóa và hấp thụ, các phân tử có mùi sẽ được bài tiết thông qua phổi và hơi thở, gây kẽ răng bị hôi.

  • Ăn nhiều thức ăn chứa đường hoặc tinh bột, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn hấp thụ đường và sản sinh ra các Axit bào mòn men răng. Từ đó có thể gây sâu răng và kèm theo hôi miệng.

  • Hút thuốc lá hay sử dụng nhiều chất kích thích sẽ làm giảm tiết nước bọt và gây khô miệng, một trong những nguyên nhân khiến cho miệng có mùi hôi. Ngoài ra, mùi của khói thuốc lá cũng không hề dễ chịu chút nào.

  • Thực phẩm giàu protein như thịt đỏ, cá… sẽ làm chứng hôi miệng thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, chế độ ăn ít carbohydrate cũng có thể tăng mùi hôi miệng.

Chế độ ăn uống không khoa học làm tăng nguy cơ mắc chứng đánh răng xong vẫn hôi miệng

Chế độ ăn uống không khoa học làm tăng nguy cơ mắc chứng đánh răng xong vẫn hôi miệng

1.3 Do mắc các bệnh lý về răng miệng

Bệnh lý răng miệng là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng kẽ răng bị hôi. Những chứng bệnh phổ biến nhất là sâu răng, viêm nướu và viêm nha chu. Dẫn đến sự mất cân bằng của hệ vi sinh trong khoang miệng. Lúc này, các loại vi khuẩn có hại sẽ phát triển quá mức, kết hợp với những mảng bám thức ăn gây ra mùi hôi miệng.

Ngoài hôi miệng có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như đau răng kéo dài, răng ê buốt, nướu sưng đỏ, chảy máu chân răng, chảy dịch mủ… 

Khi đó, dù đánh răng xong thì hơi thở của bạn vẫn có mùi hôi dễ nhận biết.

Xem Thêm: Cách Trị Hôi Miệng Tận Gốc Tại Nhà Nhanh Chóng, Hiệu Quả

 

Sâu răng là nguyên nhân phổ biến dẫn tới kẽ răng bị hôi

Sâu răng là nguyên nhân phổ biến dẫn tới kẽ răng bị hôi

1.4 Tác dụng phụ của một số loại thuốc

 

2. Những ảnh hưởng khi kẽ răng bị hôi

Từ những nguyên nhân trên có thể thấy chứng hôi miệng sẽ xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Mặc dù đây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng lại gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý:

Xem Thêm: Trẻ Bị Hôi Miệng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

  • Những ai bị hôi miệng đều có chung tâm lý ngại tiếp xúc hoặc giao tiếp với mọi người xung quanh. Cảm thấy mất tự tin về bản thân mình.

  • Thậm chí, có những người vì sợ bị phát hiện ra kẽ răng bị hôi, đã hạn chế tối thiểu việc giao tiếp hàng ngày. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và đời sống tinh thần, cũng như các mối quan hệ xã giao của người bệnh.

  • Nguy hiểm nhất của chứng hôi miệng sẽ bị mọi người xa lánh. Do đó người bệnh sẽ dần khép kín, trở nên tự kỷ.

Ngoài ra, hôi miệng còn là dấu hiệu điển hình của nhiều bệnh lý răng miệng lẫn toàn thân nguy hiểm, cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.

 

3. Các biện pháp phòng ngừa kẽ răng bị hôi 

 

 

 

 

 

 

3. Cách khắc phục và phòng tránh hôi miệng như thế nào?

3.1 Khắc phục tình trạng đánh răng xong vẫn hôi miệng:

Theo bác sĩ Khanh, chứng hôi miệng bắt nguồn từ những bệnh lý trong miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… thì biện pháp duy nhất để khắc phục là phải chữa trị dứt điểm các căn bệnh này. Khi đó chứng hôi miệng cũng sẽ biến mất nếu bạn chăm sóc răng miệng đúng cách. Tuy nhiên cần thực hiện các biện pháp dự phòng vì bệnh có thể tái phát trở lại.

Đánh răng là một biện pháp vệ sinh răng miệng quan trọng, mà các bác sĩ nha khoa khuyên thực hiện ít nhất 2 lần/ngày vào sáng tối, hoặc sau các bữa ăn chính 30 phút. Để giúp loại bỏ được thức ăn thừa, mảng bám và vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng.

 

Khi mắc các bệnh lý răng miệng cần đến nha khoa để điều trị triệt để

Khi mắc các bệnh lý răng miệng cần đến nha khoa để điều trị triệt để

Còn nếu nguyên nhân gây hôi miệng là do cách vệ sinh răng hoặc chế độ ăn uống, thì có thể khắc phục thông qua các biện pháp chăm sóc tại nhà sau đây.

Xem Thêm: Hơi Thở Hôi Từ Họng: Hiểu Rõ Nguyên Nhân Để Xử Lý

3.1.1 Loại bỏ tức thì mùi hôi miệng với một số mẹo dân gian:

Các mẹo dân gian trị hôi miệng luôn được truyền tai nhau từ xa xưa, bằng cách sử dụng những loại thảo dược có mùi thơm đặc trưng để khử đi mùi hôi khó chịu. Đồng thời một số thảo dược còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn. 

  • Dùng gừng tươi: Gừng có tính ấm, mùi thơm và vị cay nồng. Vì vậy, nó có công dụng hiệu quả trong việc điều trị hôi miệng và giúp hơi thở được dịu mát.

  • Dùng lá bạc hà: Bạc hà là thảo dược tự nhiên rất quen thuộc và có khả năng khử mùi tốt nhờ chứa nhiều tinh chất dầu thơm. Ngoài ra, trong lá bạc hà còn chứa các hoạt chất có công dụng diệt khuẩn và kháng viêm tốt. 

  • Dùng vỏ bưởi: Vỏ bưởi có chứa các tinh thể cay nồng, giúp diệt khuẩn và giảm mùi hôi trong khoang miệng hiệu quả.

3.1.2 Sử dụng nước súc miệng sát khuẩn:

Bên cạnh việc chải răng và sử dụng chỉ nha khoa, thì nước súc miệng là sản phẩm không thể thiếu để vệ sinh răng miệng.

Nước súc miệng sẽ giúp giảm mùi kẽ răng bị hôi tức thời

Nước súc miệng sẽ giúp giảm mùi kẽ răng bị hôi tức thời

Bạn nên chọn các loại nước súc miệng có chứa những tinh chất giúp thơm miệng như bạc hà, húng quế, đinh hương… cùng các hoạt chất có tính sát khuẩn như chlorine dioxide, chlorhexidine hay cetylpyridinium chloride.

3.1.3 Điều chỉnh lại chế độ ăn uống

Tình trạng hôi miệng có thể nặng hơn nếu bạn sử dụng các loại thực phẩm không phù hợp. Vì vậy, các bạn hãy lưu ý vài điều sau đây khi xây dựng chế độ ăn uống:

  • Ưu tiên chọn các loại quả chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, kiwi… Bởi vitamin C sẽ giúp tăng tiết dịch vị, khử mùi hôi và ngăn không cho vi khuẩn phát triển.

  • Các loại rau giòn như xà lách, cần tây, dưa chuột… cũng có tác dụng làm sạch mảng bám trên răng và trung hòa Axit trong khoang miệng.

  • Uống nước trà xanh sẽ giúp khử mùi hôi miệng hiệu quả.

  • Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể để tránh tình trạng khô miệng. Loại bỏ các thói quen xấu như lạm dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn…

  • Bỏ hút thuốc lá vì đây là nguyên nhân khiến vôi răng dễ tích tụ, gây hôi miệng và ố vàng răng.

Không nên hút thuốc lá vì rất gây hại đến sức khỏe răng miệng và cơ thể khiến đánh răng xong vẫn hôi miệng

Không nên hút thuốc lá vì rất gây hại đến sức khỏe răng miệng và cơ thể khiến đánh răng xong vẫn hôi miệng

3.2 Cách phòng tránh hôi miệng

Để phòng tránh hôi miệng hoặc ngăn bệnh tái phát trở lại, bạn cần chú ý bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn. Với một số giải pháp sau đây:

Xem Thêm: Thuốc Trị Hôi Miệng Có Hiệu Quả Không?

  • Chải răng đúng cách 2 lần/ngày, hoặc có thể đánh răng sau các bữa ăn chính 30 phút. Chải sạch tất cả các mặt trong, ngoài và mặt nhai của răng. Bạn nhớ sử dụng thêm cây cạo lưỡi để làm sạch lưỡi

  • Dùng bàn chải kẽ hoặc chỉ nha khoa để lấy đi những mảnh vụn thức ăn bám trong kẽ răng. Tránh để lâu ngày dễ hình thành mảng bám.

  • Tốt nhất là nên đến nha khoa cạo vôi răng 2 lần/năm, để làm sạch những mảng bám cứng đầu trên răng. Đồng thời sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường của răng miệng

  • Uống nhiều nước, từ 1,5 - 2 lít nước/ngày và tránh những thực phẩm gây giảm tiết nước bọt. Nếu thường xuyên bị khô miệng thì có thể gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc kích thích tiết nước bọt.

  • Dùng các thực phẩm có công dụng làm sạch răng miệng như táo, dâu tây, các loại hạt… vừa hạn chế hình thành mảng bám, vừa ức chế vi khuẩn hoạt động quá mức. Nhờ đó, mùi hôi miệng cũng sẽ được loại bỏ nhanh chóng.

Vệ sinh răng sạch sẽ, uống đủ nước và ăn trái cây tươi sẽ giúp đẩy lùi kẽ răng bị hôi

Vệ sinh răng sạch sẽ, uống đủ nước và ăn trái cây tươi sẽ giúp đẩy lùi kẽ răng bị hôi

Đánh răng xong kẽ răng bị hôi là tình trạng nhiều người gặp phải, gây cản trở đến sinh hoạt hàng ngày, cũng như ảnh hưởng không tốt đến tâm lý. Thông thường, tình trạng này có thể khắc phục được nếu áp dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng tại nhà. Tuy nhiên, khi hơi thở có mùi hôi kéo dài, đi kèm với một số dấu hiệu bất thường khác, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được xử lý đúng cách.

4.8/5 (7)
Chuyên Gia Răng Miệng không chỉ đơn thuần là địa chỉ để khách hàng mua sắm các sản phẩm liên quan đến răng miệng, mà quan trọng hơn là mang đến những giải pháp chuyên sâu từ đội ngũ Bác sĩ cố vấn. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện cho từng cá nhân và gia đình.
Wiki Nha Khoa