Chuyên Gia Răng Miệng 26/08/2022
https://nhakhoatandinh.com/nguyen-nhan-gay-ra-nuoc-bot-co-mui-hoi-va-cach-dieu-tri-dut-diem/
https://nhakhoadongnam.com/nuoc-bot-co-mui-hoi-la-bi-benh-gi/
https://nhathuoclongchau.com/bai-viet/nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nuoc-bot-co-mui-hoi-57930.html
https://nhakhoaparis.vn/vi-sao-nuoc-bot-co-mui-hoi-cach-dieu-tri-va-ngan-ngua-mui-hoi-nuoc-bot.html
https://eastrosedental.com/vi/11-loai-hoi-mieng-canh-bao-nhung-van-de-suc-khoe-lien-quan.html
https://nhaxinhplaza.vn/doi-song/cong-nghe/tai-sao-nuoc-bot-co-mui-hoi.html
https://drcareimplant.com/nuoc-bot-co-mui-hoi-cach-nhan-biet-va-nguyen-nhan-974
https://nhakhoathanhtam.com/nuoc-bot-hoi-do-benh-viem-tuyen-nuoc-bot/
https://nhakhoatrongrang.com/nuoc-bot-co-mui-hoi/
https://thanhhuongtan.com/nuoc-bot-co-mui-tanh/
https://thuocdantoc.vn/benh/nuoc-bot-co-mui-hoi
Hôi miệng đến từ rất nhiều lý do: Do răng hôi, do lưỡi hôi và đặc biệt chính là do nước bọt có mùi hôi. Tình trạng này không hiếm gặp ở nhiều người. Gây mất tự tin mỗi khi nói chuyện hay giao tiếp. Nước bọt có mùi hôi do 3 nguyên nhân chính sau gây ra:
Sau khi ăn nếu răng miệng không được làm sạch đúng cách như chải răng cẩu thả hoặc không làm sạch kẽ răng,.. thì những mảng bám thức ăn thừa sẽ giắt ở kẽ răng. Sau khoảng vài tiếng, phần thức ăn này sẽ bị thối rữa, hòa tan vào nước bọt khiến nước bọt có mùi hôi. ra. Khi bạn nói chuyện, mùi hôi phát ra gây khó chịu cho người đối diện
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Nhiều người có thói quen ăn những thực phẩm nặng mùi như tỏi, hành, sầu riêng...về lâu dài cũng sẽ gây ra tình trạng nước bọt có mùi hôi. Ngoài ra, thuốc lá hay rượu bia cũng là nguyên nhân khiến nước bọt có mùi hôi.
Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng nước bọt có mùi hôi như:
Các bệnh lý nội khoa: Bệnh về đường tiêu hóa như dạ dày, trào ngược thực quản,...hay các bệnh về đường hô hấp...
Các bệnh lý răng miệng: Sâu răng, áp xe chân răng,...hoặc đang trong quá trình hậu phẫu Implant, chỉnh nha,...Một nguyên nhân có thể kể đến chính là người đang đeo hàm tháo lắp cũng có thể gặp tình trạng nước bọt có mùi hôi.
Trong tất cả các nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý kể trên, thì sâu răng chính là lý do thường gặp nhất. Bởi sâu răng chính là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn sinh sôi. Mùi hôi nước bọt chính là do những vi khuẩn này tạo thành.
nước bọt có mùi hôi do bệnh lý
Chính vì thế, các chuyên gia răng miệng thường khuyến khích mọi người nên bảo vệ răng miệng luôn chắc khỏe. Bởi không chỉ nước bọt có mùi hôi mà sâu răng còn gây ra nhiều phiền toái khác như đau nhức răng, ê buốt răng thậm chí là phải nhổ cả chân răng.
Sau đây sẽ là một số dấu hiệu nhận biết nước bọt có mùi hôi:
Hỏi ý kiến người thân về hơi thở của mình. Bởi đôi khi chính bản thân cũng không nhận ra mùi hôi của nước bọt. Ngoài ra, bạn có thể chú ý quan sát phản ứng của người đối diện khi giao tiếp ở khoảng cách gần.
Phun một ngụm nước bọt ra một chiếc cốc sạch. Sau một lúc, nếu thấy nước bọt chuyển màu hoặc xuất hiện mùi hôi thì hơi thở đang gặp vấn đề.
Hà hơi vào lòng bàn tay và tự đánh giá. Nếu cảm thấy có mùi lạ thì nước bọt đang có mùi hôi.
Đến nha khoa đo nồng độ mùi bằng các thiết bị chuyên dụng để khẳng định chính xác tình trạng nước bọt
Những dấu hiệu nhận biết nước bọt có mùi hôi
Hiện tượng nước bọt có mùi hôi không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Sau đây sẽ là 2 cách thông dụng nhất để điều trị tình trạng này:
Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách tức là bạn phải vừa kết hợp làm sạch răng và những biện pháp giảm hôi miệng tại nhà:
Đánh răng ngay sau mỗi bữa ăn. Đánh răng theo chiều dọc để hạn chế làm mòn men răng.
Thay đổi thực đơn ăn uống khoa học hơn. Tuyệt đối không hút thuốc lá và sử dụng quá nhiều rượu bia.
Bổ sung nhiều chất xơ và các loại trái cây.
Súc miệng bằng hỗn hợp nước ấm và chanh để vừa kháng khuẩn vừa làm sạch răng miệng.
Súc miệng bằng nước lá bạc hà để hơi thở thơm tho hơn.
Nếu khi đã vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng mà tình trạng nước bọt có mùi hôi vẫn không thuyên giảm thì bạn cần đến gặp bác sĩ để điều trị. Bạn cần phải điều trị dứt điểm các bệnh lý nội khoa thì tình trạng nước bọt bị hôi mới kết thúc.
Hoặc nếu do sâu răng gây ra mùi hôi miệng thì các bác sĩ sẽ tiến hành trám răng hoặc bọc sứ để vừa cải thiện bệnh lý vừa chấm dứt tình trạng hôi miệng. Một số trường hợp nhẹ hơn là hôi răng do cao răng tích tụ lâu ngày, thì các bác sĩ chỉ cần tiến hành cạo vôi răng là đã giải quyết triệt để.
Hôi miệng do nước bọt có mùi hôi rất khó nhận biết bằng mắt thường mà phải cảm nhận từ hơi thở. Nên nếu có biểu hiện bất thường với hơi thở, nước bọt của mình, bạn hãy nhanh chóng đến ngay các trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
điều trị tình trạng nước bọt có mùi hôi
Một số cách sau đây giúp ngăn ngừa tình trạng nước bọt có mùi hôi:
Sử dụng bàn chải lông tơ để chải răng. Bởi bàn chải lông tơ mới có khả năng loại bỏ những mảnh vụn thức ăn bám dính trên bề mặt răng và kẽ răng.
Sử dụng các loại kem đánh răng và nước súc miệng chuyên dụng cho tình trạng hôi miệng.
Có thể sử dụng kèm các sản phẩm nước xịt thơm miệng, kẹo cao su, kẹo ngậm thơm miệng,...
Kết hợp cùng chỉ nha khoa, máy tăm nước hoặc bàn chải kẽ để làm sạch triệt để thức ăn giắt ở kẽ răng.
Dùng cây cạo lưỡi để làm sạch mảng bám bám ở lưỡi.
Hạn chế thuốc lá, rượu bia và những thức ăn nặng mùi.
Uống nhiều nước tránh để khô miệng. Khô miệng cũng là một trong các nguyên nhân khiến nước bọt có mùi hôi.
Đến nha khoa thăm khám răng định kỳ 6 tháng/ lần. Để các bác sĩ kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng, đồng thời cạo vôi răng giúp răng sạch sẽ hơn.
Cách phòng ngừa tình trạng nước bọt có mùi hôi
Trên đây là lý do tại sao nước bọt có mùi hôi một số biện pháp phòng ngừa tình trạng nước bọt có mùi hôi. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết được các dấu hiệu nhận biết mùi hơi thở có vấn đề cũng như biện pháp điều trị triệt để!