• Hôi miệng
  • Chỉnh nha
  • Máy tăm nước
  • Bàn chải điện
actionMobi

Bệnh lý liên quan

KHOẢNG GIÁ

  • -

THƯƠNG HIỆU

LOẠI SẢN PHẨM

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

Lở loét miệng

( 6 sản phẩm )
SẢN PHẨM ĐƯỢC CHUYÊN GIA KHUYẾN NGHỊ
-29%
389,000₫ 545,000₫
-29%
Vitis

 | Đã bán 102

Sắp xếp theo:

Liên hệ
Oraflogo

 | Đã bán 40
180,000₫
Oraflogo

 | Đã bán 50
Liên hệ
Miradent

 | Đã bán 43
-29%
389,000₫ 545,000₫
-29%
Vitis

 | Đã bán 102
Liên hệ
Oraflogo

 | Đã bán 35
Liên hệ
Oraflogo

 | Đã bán 27

1. Nguyên nhân gây lở loét miệng

Lở miệng là tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Với những triệu chứng thường gặp như sau:

  • Xuất hiện các vết loét trong miệng, trên lưỡi, vòm miệng, trong má… 

  • Vết loét thường có hình tròn, màu trắng hoặc vàng, viền màu đỏ.

  • Vết loét gây đau nhức, khó chịu. Đặc biệt là khi ăn uống, nói chuyện.

Các tác nhân chính khiến bạn có thể bị lở loét miệng bao gồm:

  • Nhiễm virus: nếu nhiễm phải virus Herpes có thể gây ra mụn nước, rồi lan thành các vết loét ở môi, mép, niêm mạc miệng…

  • Chấn thương: bỏng nhiệt do ăn uống đồ quá nóng; tổn thương do đụng dập, té ngã, bị đánh; do các thủ thuật nha khoa như trám răng, nhổ răng, lắp răng giả… có thể gây ra các vết loét miệng.

  • Dùng kem đánh răng và nước súc miệng chứa natri lauryl sulfate.

  • Chế độ ăn thiếu vitamin B12, kẽm hoặc sắt.

  • Nhạy cảm với thực phẩm: thực phẩm cay, có tính axit; các loại hạt; phô mai; dâu tây; trứng…

  • Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt.

2. Cách chăm sóc khi bị lở loét miệng

Để giảm đau và vết loét mau lành, bạn có thể thực hiện một số phương pháp chăm sóc răng như sau:

  • Chườm đá lạnh để làm dịu cảm giác khó chịu do vết loét miệng gây ra.

  • Chải răng nhẹ nhàng 2 lần/ngày. Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng không tạo bọt.

  • Dùng nước muối hoặc baking soda để súc miệng

  • Thoa một lượng nhỏ sữa magie oxit vào vết loét miệng vài lần một ngày.

  • Không nên ăn các loại thực phẩm quá chua, cay để tránh gây kích ứng vết loét và làm đau đớn hơn.

  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ít chất béo và nhiều omega 3 có trong dầu oliu, dầu cá sẽ có lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên, khi vết loét có các dấu hiệu sau, bạn nên đến gặp bác sĩ để điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm hơn:

  • Miệng vết loét rộng bất thường.

  • Vết loét xuất hiện nhiều lần, ngay trước khi vết cũ lành.

  • Lở loét, đau nhức kéo dài hơn 2 tuần.

  • Loét lan ra trên môi.

  • Sốt cao đi kèm với loét miệng.

3. Sản phẩm hỗ trợ giảm lở loét miệng

Những vết lở loét miệng có thể được giảm nhanh chóng, nếu bạn kết hợp giữa chăm sóc răng đúng cách, cùng 1 số sản phẩm sau đây:

  • Thuốc bôi tại chỗ: Những loại thuốc bôi nhiệt miệng có tác dụng giảm đau nhanh chóng và tăng tốc độ lành vết loét. Chọn những sản phẩm có các thành phần như: dịch chiết hoa cúc, lidocaine, nitrate bạc…

  • Súc miệng: Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng. Không nên dùng nước muối tự pha quá mặn, có thể kích thích đau nhiều hơn.

  • Trong trường hợp bị viêm loét miệng thường xuyên, bạn có thể sử dụng những loại nước súc miệng có chứa thành phần Chlorhexidine, giúp sát khuẩn hiệu quả và ngăn ngừa bội nhiễm trong quá trình lành thương. Sản phẩm được Chuyên Gia khuyên dùng như nước súc miệng Perio-Aid Intensive Care, Perio Aid Active Control…