• Hôi miệng
  • Chỉnh nha
  • Máy tăm nước
  • Bàn chải điện
actionMobi

Bệnh lý liên quan

KHOẢNG GIÁ

  • -

THƯƠNG HIỆU

LOẠI SẢN PHẨM

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

Khô miệng

( 10 sản phẩm )
SẢN PHẨM ĐƯỢC CHUYÊN GIA KHUYẾN NGHỊ
-14%
59,000₫ 69,000₫
-14%
Listerine

 | Đã bán 18
-14%
59,000₫ 69,000₫
-14%
Listerine

 | Đã bán 47
-27%
229,000₫ 315,000₫
-27%
Dentaid

 | Đã bán 41

Sắp xếp theo:

Liên hệ
Miradent

 | Đã bán 33
Liên hệ
ORAL7

 | Đã bán 23
349,000₫
Oral7

 | Đã bán 18
Liên hệ
Oral7

 | Đã bán 34
-34%
619,000₫ 939,000₫
-34%
TheraBreath

 | Đã bán 33
-14%
59,000₫ 69,000₫
-14%
Listerine

 | Đã bán 18
-14%
59,000₫ 69,000₫
-14%
Listerine

 | Đã bán 47
-27%
229,000₫ 315,000₫
-27%
Dentaid

 | Đã bán 41

1. Lý do dẫn đến chứng khô miệng

Khô miệng là tình trạng giảm tiết nước bọt, khiến cho khoang miệng không đủ độ ẩm. Dấu hiệu thường thấy là khô niêm mạc miệng, cảm giác nóng rát, khó chịu hoặc mất vị giác. Đồng thời gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt và nói.

Có rất nhiều nguyên nhân gây khô miệng, thường gặp nhất là:

  • Tác dụng phụ của hơn 400 loại thuốc như thuốc chống dị ứng, trị cảm lạnh, hạ huyết áp, lợi tiểu, chống trồng cảm, lo âu…

  • Các loại thuốc dùng để điều trị ung thư có thể làm cô đặc hoặc giảm tác dụng của nước bọt, khiến khoang miệng trở nên khô hơn.

  • Các bệnh lý ảnh hưởng đến tuyến nước bọt, bao gồm hội chứng HIV/AIDS, bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, Alzheimer, viêm khớp, quai bị… đều có thể dẫn đến tình trạng khô miệng.

  • Thương tổn thần kinh ở vùng đầu cổ hoặc tổn thương vùng đầu cổ do phẫu thuật đều có thể gây khô miệng.

  • Những thành phần hóa học trong thuốc lá có thể gây khô miệng, đặc biệt là chứng khô miệng vào ban đêm.

  • Người cao tuổi có tỷ lệ bị khô miệng cao, có thể do thói quen ít uống nước hoặc người lớn tuổi thường mắc nhiều bệnh cùng lúc, phải sử dụng nhiều thuốc để điều trị. Làm tăng nguy cơ khô miệng.

  • Khi phụ nữ đang mang thai hoặc mãn kinh, các hormon trong cơ thể sẽ thay đổi, làm ảnh hưởng đến tuyến nước bọt.

2. Cách chăm sóc khi bị khô miệng

Để cải thiện chứng khô miệng, bạn có thể áp dụng 1 số phương pháp tại nhà như sau:

  • Uống 2 - 2,5 lít/nước/ngày, để cung cấp đủ nước cho cơ thể và duy trì việc sản xuất nước bọt.

  • Bổ sung thêm các loại trái có nhiều nước và ăn những thực phẩm lỏng như cháo, súp. 

  • Nhai kẹo cao su không đường, vừa giúp làm sạch miệng, vừa kích thích sản xuất nước bọt.

  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, hoặc có tính axit.

  • Hạn chế uống rượu, bia hay sử dụng các chất kích thích. Đặc biệt là không nên hút thuốc lá.

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng thêm chỉ nha khoa để làm sạch răng. Nếu sử dụng nước súc miệng thì nên chọn loại không có cồn.

  • Thở bằng mũi, tránh thở bằng miệng, sẽ dễ gây khô miệng.

Nếu đã áp dụng những phương pháp trên, mà tình trạng khô miệng vẫn chưa thể cải thiện, thì bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa, để thăm khám và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

3. Gợi ý 1 số sản phẩm khắc phục chứng khô miệng

Bạn có thể sử dụng một số sản phẩm chăm sóc chuyên dụng dưới đây, được các Chuyên Gia khuyên dùng để giảm thiểu triệu chứng khô miệng:

  • Sử dụng nước bọt nhân tạo (có dạng xịt hoặc gel) sẽ giúp làm ẩm miệng của bạn. Bất cứ khi nào cảm thấy khô miệng, bạn có thể sử dụng nước bọt nhân tạo.

  • Nếu bạn đang tìm kiếm một loại kem đánh răng không làm miệng mất nước nhiều, thì hãy thử kem đánh răng giữ ẩm miệng ORAL7. Với công dụng ít gây kích ứng và ít gây khô miệng hơn. Sử dụng loại kem này sẽ giúp miệng có đủ độ ẩm cần thiết.

  • Khi chọn nước súc miệng, bạn nên ưu tiên chọn các sản phẩm dịu nhẹ, không có chứa cồn như dòng Vitis Gingival. Trong thành phần của nước súc miệng Vitis Gingival có chứa thành phần Xylitol, sẽ thúc đẩy sản xuất nước bọt và hạn chế khô miệng.