• Hôi miệng
  • Chỉnh nha
  • Máy tăm nước
  • Bàn chải điện

Bé Nuốt Kem Đánh Răng Có Sao Không? Cần Xử Lý Thế Nào?

Chuyên Gia Răng Miệng 15/08/2023

✔️ Cố vấn chuyên môn: TS Y Khoa trẻ tuổi nhất Việt nam ( Dưới 30 tuổi)
cusArticle-featureImage

Lỡ nuốt phải kem đánh răng là tình huống dễ gặp ở trẻ nhỏ, khiến nhiều bố mẹ lo lắng liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé hay không? Và cách xử lý trong trường hợp này như thế nào? Cùng Chuyên Gia Răng Miệng tìm hiểu cụ thể ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Trẻ nuốt kem đánh răng có sao không?

Đối với các bé mới tập làm quen với việc chải răng hoặc do bản tính tò mò, hiếu động khiến bé dễ nuốt phải kem đánh răng. Làm bố mẹ lo lắng cho sức khỏe của con mình.

Vậy trường hợp trẻ lỡ nuốt kem đánh răng có sao không? Thực tế đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, bởi nhiều loại kem được sản xuất dành riêng cho bé có thể nuốt được. Nếu bé sử dụng các sản phẩm này thì bố mẹ không cần quá lo lắng khi con vô tình nuốt phải.

Tuy nhiên, nếu trẻ dùng loại kem đánh răng có chứa thành phần Fluor và hành động này xảy ra nhiều lần, thì có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Một số tác hại có thể kể đến như:

  • Nuốt nhiều kem đánh răng có thể khiến răng bé bị nhiễm Fluor. Biểu hiện thường thấy là răng sẽ dần ngả vàng, xuất hiện nhiều vết rạn nứt và những lốm đốm trắng không đều màu trên bề mặt răng. Thời gian lâu dài, răng bị ăn mòn, nguy hiểm hơn là phá hủy cấu trúc răng.

  • Nhiễm Fluor nặng còn làm giảm độ chắc khỏe của xương, khiến xương dễ vỡ và cản trở sự phát triển của trẻ.

  • Trong kem đánh răng còn chứa thêm các chất tạo màu, tạo mùi, tạo bọt cùng chất bảo quản. Nếu bé thường xuyên nuốt phải những chất có hại này sẽ gây ngộ độc và làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

  • Ngoài ra, một số hợp chất có trong kem đánh răng như Sorbitol, Sodium Lauryl Sulfate… khi xâm nhập vào cơ thể quá nhiều dễ khiến bé bị tiêu chảy hoặc gặp một số vấn đề về đường tiêu hóa.

Như vậy, thắc mắc trẻ nuốt kem đánh răng có sao không của nhiều bố mẹ đã được giải đáp phần nào. Có thể thấy những tác hại là không nhỏ, do đó bố mẹ cần phải biết cách xử lý phù hợp để hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bé.

2. Cần làm gì khi bé lỡ nuốt phải kem đánh răng?

Thực tế, nếu trẻ chỉ mới tập chải răng và có vô ý nuốt phải kem đánh răng 1 - 2 lần thì hoàn toàn không gây hại gì. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất, bố mẹ nên cho con uống nhiều nước, để tăng khả năng bài tiết của cơ thể, hòa tan lượng kem đánh răng bé lỡ nuốt phải và sớm thải ra bên ngoài.

Trong trường hợp bé nuốt phải lượng quá nhiều hoặc nuốt các loại kem chỉ định không được nuốt, bố mẹ cần chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ. Nếu thấy bé có biểu hiện bất thường như đau đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh những biến chứng xấu xảy ra.

3. Cách chọn kem đánh răng an toàn cho trẻ 

Theo các nha sĩ, chuyên gia, để an toàn cho sức khỏe của trẻ, bố mẹ nên lựa chọn kem đánh răng theo các tiêu chí sau đây:

  • Chọn kem đánh răng với hàm lượng Fluor thích hợp theo độ tuổi

Với trẻ dưới 6 tuổi nên chọn kem đánh răng có hàm lượng Fluor từ 200 - 500ppm. Đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi không nên dùng kem có chứa thành phần Fluor. 

Các bé trong độ tuổi 6 - 11 có thể dùng kem đánh răng chứa hàm lượng Fluor từ 500 - 1000ppm. Trẻ từ 12 tuổi trở lên có thể an toàn sử dụng kem có hàm lượng Fluor từ 1000 - 1500ppm như người lớn.

  • Chú ý lượng bọt của kem đánh răng

Bố mẹ nên chọn loại kem đánh răng có ít bọt cho bé sử dụng. Vì lượng bọt càng nhiều thì thành phần xà phòng càng lớn, dễ khiến men răng bị bào mòn hoặc gây kích ứng, viêm loét niêm mạc miệng. Ngoài ra, nếu chẳng may bé nuốt phải thì có thể gây ra hiện tượng ngộ độc, tiêu chảy.

  • Chọn mùi hương kem đánh răng mà trẻ yêu thích

Để tạo sự hứng thú cho bé mỗi khi đánh răng, bố mẹ ưu tiên chọn sản phẩm có hương thơm nhẹ của các loại hoa quả mà bé yêu thích. Tuy nhiên, tránh chọn loại kem có mùi quá ngọt hay quá nồng để bé không nhầm với thức ăn và nuốt.

4. Cách hạn chế tình trạng trẻ nuốt kem đánh răng

Để tránh hoặc giảm thiểu tối đa tình trạng bé nuốt kem khi đánh răng, bố mẹ nên:

  • Ban đầu hãy tập cho bé đánh răng với nước muối sinh lý trước. Sau đó, bố mẹ hướng dẫn trẻ nhổ nước bọt trong miệng khi chải răng và dùng nước sạch để súc miệng lại.

  • Nên dành nhiều thời gian để trẻ quen dần với việc chải răng đúng cách. Khi bé tầm 3 tuổi bố mẹ mới nên cho bé bắt đầu dùng kem đánh răng.

  • Bố mẹ nên mua loại kem đánh răng chuyên dụng cho trẻ và có hàm lượng Fluor thấp hơn bình thường.

  • Bố mẹ nên làm mẫu việc đánh răng đúng cách để trẻ quan sát và tập dần theo, như cách súc miệng với nước sạch, nhả nước ra sau khi súc miệng như thế nào. Việc cùng nhau đánh răng sẽ giúp trẻ học nhanh hơn và có động lực trong việc vệ sinh răng miệng mỗi ngày.

  • Kể cho bé nghe những tác hại khi nuốt phải kem đánh răng để bé ghi nhớ hơn.

5. Vậy nếu người lớn nuốt kem đánh răng có sao không?

Người lớn nuốt kem đánh răng có sao không? Bởi không chỉ trẻ em mà người lớn cũng đôi khi gặp phải tình huống này. Với cơ thể người lớn đã phát triển hoàn thiện và sức khỏe cũng tốt hơn thì việc chỉ nuốt 1 lượng nhỏ Fluor trong kem đánh răng không đáng lo ngại như là trẻ nhỏ. 

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì vẫn nên hạn chế việc nuốt kem đánh răng nhiều lần. Đồng thời khi chẳng may nuốt phải bọt kem thì nên uống nước càng nhiều càng tốt để sớm đào thải ra ngoài.

Dù là người lớn hay trẻ em cũng không nên nuốt kem đánh răng quá nhiều

 

Thắc mắc nuốt kem đánh răng có sao không đã được giải đáp cụ thể trong bài viết trên đây. Thực tế, tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ nhiều hơn là người lớn. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý đến việc vệ sinh răng của bé, hướng dẫn bé súc miệng và nhổ bọt ra ngoài sau khi đánh răng. Lâu dần, trẻ sẽ tập được thói quen đánh răng đúng cách và không nuốt phải kem nữa.

4.4/5 (75)
Chuyên Gia Răng Miệng không chỉ đơn thuần là địa chỉ để khách hàng mua sắm các sản phẩm liên quan đến răng miệng, mà quan trọng hơn là mang đến những giải pháp chuyên sâu từ đội ngũ Bác sĩ cố vấn. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện cho từng cá nhân và gia đình.
Wiki Nha Khoa