• Hôi miệng
  • Chỉnh nha
  • Máy tăm nước
  • Bàn chải điện

Khi Lở Miệng Ở Trẻ Nhỏ Thì Phụ Huynh Nên Làm Gì

Chuyên Gia Răng Miệng 24/08/2022

✔️ Cố vấn chuyên môn: TS Y Khoa trẻ tuổi nhất Việt nam ( Dưới 30 tuổi)
cusArticle-featureImage
Trẻ bị nhiệt miệng là tình trạng viêm loét niêm mạc do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Khi trẻ bị lở miệng sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và đau đớn mỗi khi ăn uống. Dẫn đến biếng ăn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trong bài viết này sẽ chỉ ra những nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ và cách khắc phục.

1. Triệu chứng và nguyên nhân dẫn đến lở miệng ở trẻ nhỏ

1.1 Triệu chứng

Nhiệt miệng ở trẻ em được xem là căn bệnh thường xuyên xảy ra, với những triệu chứng như sau:

  • Xuất hiện một hoặc nhiều vết loét hở màu trắng ở môi, má, lưỡi hay nướu. Thông thường, lở miệng sẽ xuất hiện ở bên trong phần môi dưới. 

  • Sưng đỏ và gây đau ở vùng loét. Đôi khi có một ít dịch mủ trắng.

  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, khó khăn trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng hằng ngày.

  • Khi ăn thực phẩm mặn, chua hoặc cay có thể gây khó chịu.

  • Trẻ có thể bị sốt. 

Triệu chứng và nguyên nhân dẫn đến lở miệng ở trẻ nhỏ

Triệu chứng và nguyên nhân dẫn đến lở miệng ở trẻ nhỏ

1.2 Nguyên nhân

Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em xảy ra thường xuyên và có thể tái đi tái lại nhiều lần. Lở miệng do các nguyên nhân sau gây ra: 

  • Trẻ bất cẩn bị vật cứng như bút, bàn chải đánh răng, đũa,..đâm vào làm rách niêm mạc miệng.

  • Trẻ vô tình cắn vào gây ra lở miệng.

  • Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch do bệnh tật, ăn uống thiếu chất,... nên sức khỏe suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây nhiệt miệng;

  • Trẻ ăn quá nhiều thức ăn cay nóng,...gây nóng trong người và dẫn tới nhiệt miệng;

  • Trẻ bị sâu răng hoặc viêm chân răng, viêm tủy răng, viêm chóp răng,...;

  • Trẻ bị nhiễm các loại nấm vi khuẩn gây lở miệng.

  • Trẻ bị thiếu hụt sắt, vitamin C, kẽm và vitamin B12,...;

nguyên nhân dẫn đến lở miệng ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân dẫn đến lở miệng ở trẻ nhỏ

2. Bé bị lở miệng phải làm sao?

2.1 Chế độ ăn uống khi trẻ bị lở miệng

Nhiệt miệng ở trẻ em tuy gây ra  những khó chịu cho bé nhưng bệnh lại không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi sau 3 - 5 ngày. Nhưng trong thời gian trẻ bị lở miệng bố mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để hạn chế tình trạng trẻ bị sụt cân hoặc mất cảm giác ngon khi ăn. Đồng thời còn tránh tình trạng lở miệng tái phát nhiều lần. 

  • Nếu trẻ không thể há miệng quá to, phụ huynh nên cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng lỏng, xay nhuyễn, dễ nuốt, không cần phải nhai nhiều như cháo, súp.

  • Tuyệt đối không ăn các thực phẩm quá cay, mặn hoặc nóng. 

  • Cho trẻ uống các loại nước ép trái cây 1 - 2 lần/ngày để giúp cung cấp đủ các vitamin cần thiết. Nhằm nâng cao sức đề kháng để bệnh nhanh khỏi.

  • Nên cho trẻ uống nhiều nước hơn.

Chế độ ăn uống khi trẻ bị lở miệng

Chế độ ăn uống khi trẻ bị lở miệng

2.2 Trị nhiệt miệng cho bé bằng các phương pháp dân gian

Như đã nói, trẻ bị nhiệt miệng có thể tự khỏi sau vài ngày. Nhưng bố mẹ cũng có thể áp dụng các phương pháp dân gian để giảm triệu chứng và nhanh khỏi bệnh. 

  • Chữa lở miệng ở trẻ nhỏ bằng bột sắn dây: Bột sắn dây có tác dụng thanh nhiệt và giải độc, nên rất thích hợp để điều trị lở miệng ở trẻ nhỏ. Bạn có thể cho 2 - 3 thìa bột sắn dây vào cốc nước ấm rồi khuấy đều. Sau đó cho trẻ uống hỗn hợp trên. Có thể cho thêm 1 ít mật ong để tăng vị ngọt giúp trẻ dễ uống hơn. 

  • Chữa lở miệng ở trẻ nhỏ bằng mật ong: Mật ong đã được biết đến với công dụng kháng khuẩn, kháng viêm và phục hồi tổn thương. Để chữa lở miệng bằng mật ong, bố mẹ có thể thoa trực tiếp mật ong lên vùng bị lở. Lưu ý nên bôi trước khi đi ngủ và không ăn uống gì sau đó để lưu lại hiệu quả tốt nhất. 

  • Chữa lở miệng ở trẻ nhỏ bằng nước khế chua: Khế chua có công dụng kháng viêm nên rất thích hợp để chữa lở miệng ở trẻ nhỏ. Phụ huynh chỉ cần cắt lát một quả khế chua sau đó cho vào nước đun sôi. Đợi nước nguội thì cho trẻ ngậm hỗn hợp đó. Trẻ có thể súc miệng bằng hỗn hợp này để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chữa lở miệng ở trẻ nhỏ bằng bột sắn dây

Chữa lở miệng ở trẻ nhỏ bằng bột sắn dây

2.3 Sử dụng nước súc miệng trị nhiệt miệng cho bé

Phụ huynh có thể chọn mua một số loại nước súc miệng trị nhiệt miệng cho bé như: 

  • Nước súc miệng chứa chlorhexidine: Súc miệng bằng dung dịch chlorhexidine 0,12% là biện pháp trị nhiệt miệng hiệu quả ở trẻ. Cho trẻ súc miệng đều đặn 3 ngày để tránh vết thương bị bội nhiễm. 

  • Dung dịch tetracycline: Dùng dung dịch tetracycline súc miệng có thể giúp giảm đau và lành loét nhanh chóng. Bố mẹ có thể tìm mua dung dịch này ở các hiệu thuốc tây uy tín.

  • Nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý là dung dịch khá quen thuộc với nhiều gia đình. Có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9% để làm dịu vết loét, giảm bớt các cơn đau và tình trạng viêm. Tuy nhiên, không nên tự pha nước muối tại nhà bởi nồng độ và liều lượng muối quá nhiều có thể khiến vết lở miệng đau nhiều hơn.

Sử dụng nước súc miệng trị nhiệt miệng cho bé

Sử dụng nước súc miệng trị nhiệt miệng cho bé

3. Một số cách phòng ngừa trẻ bị nhiệt miệng

Để tránh cho trẻ bị nhiệt miệng, phụ huynh nên lưu ý một số cách sau đây: 

  • Hạn chế cho trẻ dùng những phẩm có thể gây kích ứng như: thức quá nhiều chất béo, thức ăn vặt, đồ ăn quá mặn và những loại trái cây có tính axit cao ( cam, bưởi và dứa).

  • Cho trẻ ăn nhiều trái cây, ngũ cốc và rau để tăng cường sức đề kháng.

  • Tập cho trẻ thói quen thường xuyên vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn để tránh thức ăn tồn động gây kích thích dẫn đến trẻ bị nhiệt miệng

  • Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm hạn chế tình trạng gây tổn thương cho trẻ.

Một số cách phòng ngừa trẻ bị nhiệt miệng

Một số cách phòng ngừa trẻ bị nhiệt miệng

4.2/5 (50)
Chuyên Gia Răng Miệng không chỉ đơn thuần là địa chỉ để khách hàng mua sắm các sản phẩm liên quan đến răng miệng, mà quan trọng hơn là mang đến những giải pháp chuyên sâu từ đội ngũ Bác sĩ cố vấn. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện cho từng cá nhân và gia đình.
Wiki Nha Khoa