• Hôi miệng
  • Chỉnh nha
  • Máy tăm nước
  • Bàn chải điện

Điều Trị Lưỡi Hôi Dù Đã Đánh Răng Như Thế Nào

Chuyên Gia Răng Miệng 24/08/2022

✔️ Cố vấn chuyên môn: TS Y Khoa trẻ tuổi nhất Việt nam ( Dưới 30 tuổi)
cusArticle-featureImage
Lưỡi trắng có mùi hôi là bệnh lý răng miệng thường gặp, có thể xảy ra ở bất kỳ một lứa tuổi nào. Triệu chứng này gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tinh thần, giao tiếp, sự tự tin của người bệnh và nó còn có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác mà chúng ta chưa kịp phát hiện.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tình trạng lưỡi trắng hôi miệng, bao gồm nguyên nhân, cách điều trị bệnh lưỡi hôi.

1. Tình trạng lưỡi trắng hôi miệng là gì? 

Trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày, chúng ta chỉ đánh răng, súc miệng mà rất ít hoặc hầu như không chú ý đến việc làm sạch cả vùng lưỡi. Trong khi đó, đây lại là vị trí chứa nhiều vi khuẩn nhất do phải tiếp nhận đủ loại thức ăn hàng ngày. 

Việc không vệ sinh lưỡi, khiến cho vụn thức ăn và cặn bẩn tích tụ trên bề mặt lưỡi ngày càng nhiều. Đây chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tấn công mạnh mẽ làm cho lưỡi không còn ở trạng thái khỏe mạnh. Lưỡi bắt đầu xuất hiện những đốm tròn, có màu trắng ngà và dần bám chặt thành từng mảng. 

Lớp màng trắng này gây cản trở việc ăn uống, khiến người bệnh không thể cảm nhận hết hương vị món ăn, ăn uống không ngon miệng.

Ngoài ra, vi khuẩn còn phân hủy thức ăn thừa và tạo ra những hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi có mùi hôi rất khó chịu. 

Những biểu hiện cụ thể của tình trạng lưỡi trắng hôi miệng là:

  • Trên lưỡi xuất hiện các đốm hoặc mảng bám màu trắng.

  • Màu sắc lưỡi chuyển từ hồng nhạt thành đỏ.

  • Bề mặt lưỡi có những vết lở loét trắng hoặc các rãnh nứt sâu.

  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu.

  • Ăn uống mất mùi vị, ăn không ngon miệng.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng lưỡi trắng có mùi hôi

Lưỡi là nơi chứa số lượng vi sinh vật lớn nhất được tìm thấy trong khoang miệng vì bề mặt lưỡi không hề trơn láng như chúng ta quan sát thấy mà nó có rất nhiều rãnh, các nụ vị giác lồi lõm với kích thước siêu nhỏ, đây chính là nơi lý tưởng để vi khuẩn, mảng bám lưu trữ, ẩn nấp.

Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến cho các mảnh vụn, vi khuẩn, tế bào chết... tích tụ trên bề mặt lưỡi tạo thành lớp màng sinh học màu trắng gây mùi hôi miệng khó chịu.

2.1 Lưỡi trắng có mùi hôi do vệ sinh răng miệng kém

Sau khi ăn uống, nhiều người chỉ đánh răng mà không chú ý đến vùng lưỡi. Trong khi đó, lưỡi lại là một bộ phận rất dễ bị tồn đọng thức ăn. Lâu ngày sẽ hình thành những mảng trắng có mùi hôi bám ở lưỡi. Vì thế, nếu vùng lưỡi không được làm sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và khiến hơi thở nặng mùi.

 

Lưỡi hôi do vệ sinh răng miệng kém

Lưỡi hôi do vệ sinh răng miệng kém

2.2 Lưỡi hôi do thiếu nước và vitamin

Lưỡi trắng có mùi hôi cũng có thể do cơ thể bị thiếu nước hoặc do thiếu hụt vitamin. Tình trạng này thường gặp vào những ngày thời tiết khô lạnh, khi hệ miễn dịch bị suy yếu và cơ thể không nạp đủ lượng nước mỗi ngày. Hiện tượng này sẽ chấm dứt nếu bạn uống đủ nước và nạp các loại vitamin như: B9, B12,...

Lưỡi hôi do thiếu nước và vitamin

Lưỡi hôi do thiếu nước và vitamin

2.3 Lưỡi hôi do rối loạn tiêu hóa

Thường xuyên ăn nhiều vào buổi tối, bỏ ăn sáng, để dạ dày rỗng hoặc sử dụng nhiều đồ ăn dầu mỡ, lạm dụng cà phê, rượu, bia… có thể gây ra bệnh trào ngược dạ dày. Khiến cho dịch trong dạ dày trào ngược lên miệng, cổ họng, gây ra phản ứng viêm và nóng rát do hàm lượng axit cao có trong dịch dạ dày. Tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, tập trung ở bề mặt lưỡi gây nên hiện tượng lưỡi trắng có mùi hôi.

Trào ngược dạ dày gây lưỡi trắng hôi miệng

2.4 Lưỡi trắng hôi miệng do bệnh lý

Trong một số trường hợp, khi xuất hiện tình trạng lưỡi trắng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như: 

  • Nhiễm nấm candida tạo ra một lớp phủ trắng trên lưỡi, môi và cả trong má.

  • Bệnh lý răng miệng: nấm lưỡi, sâu răng, nha chu,...

  • Bệnh đường tiêu hóa: Viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản,...

  • Bệnh đường hô hấp và mũi họng: viêm amidan, viêm họng hạt, viêm xoang, viêm phế quản, hen phế quản,...

Vì thế, khi có dấu hiệu bị lưỡi trắng và có mùi hôi bạn không nên chủ quan, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một loại bệnh lý nào có. Cần tìm ra nguyên nhân và điều trị ngay tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. 

 

Nhiễm nấm candida gây lưỡi trắng hôi miệng

2.5 Lưỡi trắng hôi do tác dụng phụ của thuốc

Tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài một số loại thuốc như kháng sinh, điều trị thần kinh, hóa trị… có thể khiến người bệnh thường xuất hiện cảm giác khô miệng, hôi miệng và lưỡi có màu trắng.

2.6 Lưỡi trắng hôi do bệnh liken phẳng ở miệng

Bệnh liken phẳng ở miệng là một dạng viêm nhiễm miệng, gây xuất hiện các mảng da trắng, dày trên lưỡi. Ngoài ra còn gây các triệu chứng như đau má, viêm loét, sưng đỏ ở nướu, lưỡi và má.

3. Lưỡi trắng hôi miệng là dấu hiệu cho bệnh lý gì?

Lưỡi trắng hôi miệng tuy không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng lại gây nhiều bất lợi trong sinh hoạt hàng ngày. Chúng không đơn thuần chỉ là hiện tượng phản ánh các vấn đề về răng miệng, mà có thể là dấu hiệu cảnh báo của những bệnh lý sau đây:

Viêm nhiễm vùng miệng

Viêm nhiễm vùng miệng thường do nấm men Candida xâm nhập vào khoang miệng, và phát triển thành những mảng bám trên lưỡi có màu trắng nhạt hoặc trắng đục. Kèm theo đó là mùi hôi trong miệng. Nấm miệng khiến người bệnh bị đau, lười ăn uống và tiết nước bọt nhiều rất khó chịu. 

Bệnh về đường miệng

Sự xuất hiện của lưỡi trắng có mùi hôi và những đường vân trên lưỡi bị rướm máu nếu cạo lưỡi, thì đây là bắt nguồn từ việc nấm miệng. Đối với trẻ em và người lớn tuổi là những đối tượng thường mắc phải, do hệ miễn dịch yếu hơn so với người bình thường.

Bệnh nấm miệng khiến lưỡi bị hôi

Trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày khiến cho dịch axit trào ngược lên làm tổn thương niêm mạc ở lưỡi, họng và khiến hơi thở có mùi hôi. Lưỡi cũng xuất hiện những đốm trắng và miệng tiết nước bọt nhiều. 
Ngoài ra, miệng còn có vị đắng, ho nhiều, nhất là vào ban đêm.

Bệnh bạch cầu

Người mắc bệnh bạch cầu sẽ có triệu chứng điển hình là hình thành những mảng trắng dày bất thường, bám chặt trong khoang miệng và lưỡi.
Để biết chính xác có phải mắc căn bệnh bạch cầu nguy hiểm hay không, người bệnh cần được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết với bác sĩ chuyên khoa.

 

Lưỡi có đốm trắng có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu nguy hiểm
 

4. Cách điều trị lưỡi trắng hôi miệng

4.1 Điều trị tại nhà

Điều trị tại nhà được thực hiện khi tình trạng lưỡi trắng có mùi hôi ít, các mảng trắng không quá nhiều và có thể làm sạch bằng những dụng cụ như: cây cạo lưỡi, máy tăm nước,...

Ngoài ra, áp dụng một số mẹo sau đây có thể giúp thuyên giảm tình trạng hôi miệng

Sử dụng nước muối ấm

Nước muối có tính kháng khuẩn nên có thể loại bỏ các tế bào chết bám trên bề mặt lưỡi một cách nhanh chóng. Bạn chỉ cần lấy một ít muối pha loãng với nước ấm, ngậm trong 5 – 10 phút, thực hiện 2 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả. 

Tuy nhiên, nước muối chỉ được sử dụng khi tình trạng răng bình thường. Với những người đang trong giai đoạn hậu phẫu Implant hoặc viêm nướu, viêm nha chu thì không nên sử dụng nước muối tự pha tại nhà. 

Baking soda trộn nước cốt chanh

Baking soda khá lành tính nên được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Bạn có thể dùng hỗn hợp baking soda và chanh chà nhẹ nhàng lên bề mặt lưỡi. Kiên trì thực hiện ngày 2 lần sẽ giúp loại bỏ các mảnh vụn của thức ăn còn sót lại và hạn chế tình trạng rêu lưỡi.

Baking soda trộn nước cốt chanh

Baking soda trộn nước cốt chanh

Nước ép lô hội

Ép nước lô hội sau đó ngậm nước này trong miệng một lúc rồi nhổ ra. Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày sẽ giúp giảm tình trạng lưỡi trắng có mùi hôi. Ngoài ra, nha đam còn có công dụng làm dịu những vết thương như lở miệng, áp xe nướu,...

Nước ép lô hội

Nước ép lô hội

4.2 Điều trị chuyên khoa

Nếu bị tình trạng lưỡi trắng hôi miệng nặng, đã áp dụng các biện pháp tại nhà vẫn không có hiệu quả thì rất có thể bạn đã mắc các bệnh lý. Trong trường hợp này bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị chuyên khoa. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc đặc trị cho bệnh nhân sử dụng. Cần dùng đúng liều lượng và tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều lượng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. 

Điều trị chuyên khoa

Điều trị chuyên khoa

5. Biện pháp phòng ngừa bệnh lưỡi trắng có mùi hôi

Để hạn chế, ngăn ngừa hiện tượng lưỡi trắng hôi miệng, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ. Chú ý chải luôn cả phần lưỡi để tránh sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Bạn có thể sử dụng một số dụng cụ chuyên nghiệp như cây cạo lưỡi hoặc bàn chải điện, máy tăm nước,...

  • Bổ sung nước lọc. Hạn chế sử dụng các loại nước uống đóng chai như nước tăng lực, nước có gas. Đồng thời không uống cà phê, thuốc lá, trà đặc,...Các loại nước này ngoài việc gây hôi miệng còn gây vàng răng và ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm có thể khiến tình trạng hôi miệng thêm trầm trọng như hành, tỏi

  • Bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ, trái cây,...

  • Sử dụng bàn chải lông tơ mềm để chải răng. Một số loại bàn chải sẽ có mặt ngoài để chải lưỡi. Nếu không bạn có thể tự trang bị một cây cạo lưỡi để vệ sinh phần lưỡi. 

  • Nên chải mặt trên, dưới và hai bên của lưỡi. Không chải lưỡi quá 4 lần/ngày và tránh đưa bàn chải vào sâu trong răng miệng. Nên đánh răng trước hoặc sau bữa ăn 1 tiếng để tránh hư hỏng men răng.

 

Biện pháp phòng ngừa lưỡi trắng hôi miệng

Biện pháp phòng ngừa lưỡi trắng hôi miệng

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Nên ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ, giàu vitamin D hạn chế các thức uống có chứa acid, tăng cường uống trà xanh… 

  • Tốt nhất, bạn nên làm sạch lưỡi thường xuyên như đánh răng, nhưng ít nhất một lần mỗi ngày. Việc cạo hoặc chải răng nên được thực hiện trước khi đánh răng. Hãy nhớ nhẹ nhàng — bạn thực sự có thể làm hỏng vị giác hoặc lưỡi bằng cách cạo quá mạnh. Nhiều người không được đánh lưỡi vì phản xạ bịt miệng. Bắt đầu gần phía sau của lưỡi và ngoáy về phía trước, điều này sẽ ngăn không cho phản xạ bịt miệng phát ra vì bạn sẽ không có cảm giác như đang vô tình nuốt hoặc mắc nghẹn thứ gì đó. Chải lưỡi thường xuyên hơn cũng sẽ bắt đầu làm giảm phản xạ nôn, vì vậy hãy kiên trì.

4.0/5 (66)
Chuyên Gia Răng Miệng không chỉ đơn thuần là địa chỉ để khách hàng mua sắm các sản phẩm liên quan đến răng miệng, mà quan trọng hơn là mang đến những giải pháp chuyên sâu từ đội ngũ Bác sĩ cố vấn. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện cho từng cá nhân và gia đình.
Wiki Nha Khoa