Chuyên Gia Răng Miệng 09/08/2022
Khi niềng răng phải gắn các mắc cài, dây cung… gây khó khăn hơn cho việc vệ sinh răng hàng ngày. Nếu không kỹ lưỡng, sẽ dễ dẫn tới nhiều bệnh lý như hôi miệng, sâu răng, viêm nướu… và ảnh hưởng xấu đến kết quả niềng răng.
Hãy theo dõi bài viết dưới đây, để được Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Nguyên Ny (Chuyên gia niềng răng 10 năm kinh nghiệm) hướng dẫn cách vệ sinh răng niềng nhé!
Với những ai đang niềng răng, đều biết được chỉ chải răng hay dùng chỉ nha khoa là chưa đủ để làm sạch khoang miệng. Bởi quá trình niềng răng sẽ làm tăng khả năng tích tụ mảng bám, do các mắc cài, dây cung dễ bị mắc kẹt thức ăn và tạo ra một giá đỡ xung quanh răng. Khiến việc vệ sinh răng trở nên khó khăn hơn.
Nên có cách vệ sinh răng niềng do thức ăn rất dễ mắc lại trên mắc cài, dây cung và hình thành mảng bám
Những mảng bám lâu ngày không được làm sạch, sẽ gây ố vàng và bào mòn men răng. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý răng miệng.
Tất cả các bệnh lý đều có thể làm cho thời gian niềng răng kéo dài, hoặc khi gỡ niềng kết quả không được như mong muốn. Vì vậy, bạn cần biết cách vệ sinh răng niềng kỹ lưỡng, để giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ.
Để có được hàm răng khỏe mạnh trong và sau khi niềng răng, Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Nguyên Ny luôn khuyến khích kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. Để tăng hiệu quả làm sạch răng, giảm thiểu sự hình thành của mảng bám và ngăn không cho vi khuẩn tấn công răng.
Cụ thể, có 5 cách vệ sinh răng miệng hiệu quả khi niềng như sau:
Sử dụng kem đánh răng chứa Fluoride để ngừa sâu răng tốt hơn khi vệ sinh răng niềng
Khi niềng răng, các khí cụ sẽ tạo ra lực kéo để dịch chuyển răng về đúng vị trí. Lúc này, hàm răng sẽ trở nên yếu và nhạy cảm hơn. Vì vậy, bạn nên sử dụng những loại kem đánh răng dành riêng cho răng niềng, được bổ sung thêm thành phần Fluoride. Đây là khoáng chất rất tốt cho răng, giúp làm lành những tổn thương, củng cố men răng cứng chắc và phòng ngừa sâu răng hiệu quả.
Sử dụng bàn chải lông mềm, sợi mảnh và kích thước vừa phải để chải răng ít nhất 2 lần/ngày, hoặc sau các bữa ăn chính 30 phút.
Nguyên tắc là bạn chải chải dọc theo tất cả các bề mặt răng, từ trong ra ngoài. Nhớ để nghiêng bàn chải khoảng 45 độ để lông bàn chải dễ đi sâu hơn vào các rãnh lợi, giúp làm sạch thức ăn. Chú ý chải kỹ lưỡng cả phần cao, phần thấp và phần bên của mắc cài, để không bị tồn động nhiều vụn thức ăn.
Cách vệ sinh răng niềng với các bước chải răng khi niềng răng
Đặc biệt, đừng bỏ qua phần lưỡi, vì đây là bộ phận dễ bám nhiều vi khuẩn. Bạn có thể làm sạch bằng cây cạo lưỡi hoặc mặt sau của bàn chải.
Bàn chải thông thường chỉ làm sạch được các bề mặt răng, còn những vị trí như kẽ răng, xung quanh mắc cài… thì khó tiếp cận được. Vì vậy, bạn nên kết hợp dùng thêm bàn chải kẽ và chỉ nha khoa. Cả 2 đều được thiết kế chuyên biệt để luồn lách và đẩy bỏ thức ăn thừa, mảng bám một cách dễ dàng khỏi kẽ răng.
Nếu muốn tăng thêm hiệu quả trong việc vệ sinh răng niềng, bạn có thể sử dụng máy tăm nước. Dụng cụ này sẽ tạo ra những tia nước nhỏ ở áp suất cao và phun tới từng kẽ răng, viền nướu để làm sạch mảng bám. Đồng thời, máy tăm nước còn có thể massage giúp nướu lợi khỏe mạnh hơn.
Máy tăm nước là bước tiến lớn của bàn chải kẽ và chỉ nha khoa khi vệ sinh răng niềng
Dùng nước súc miệng là một trong những cách vệ sinh răng niềng cần phải thực hiện. Để tăng khả năng len lỏi, sát khuẩn và cuốn trôi vi khuẩn có hại ra khỏi khoang miệng. Từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý và loại bỏ mùi hôi miệng khó chịu.
Bạn nên chọn nước súc miệng có thành phần diệt khuẩn và Fluoride, để giảm ê buốt và giúp răng cứng chắc hơn trong quá trình niềng răng.
Sử dụng nước súc miệng sẽ giúp diệt khuẩn hiệu quả khi vệ sinh răng niềng
Nên thay mới bàn chải đánh răng khi bị xơ, tua hoặc sau 3 - 4 tháng. Đặc biệt là khi bạn đang đeo niềng răng, vì kim loại thường gây mòn bàn chải hơn rất nhiều.
Bên cạnh những cách vệ sinh răng niềng tại nhà, Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Nguyên Ny luôn khuyên bạn nên đến nha khoa thăm khám răng định kỳ. Để bác sĩ có thể theo dõi tiến trình niềng răng, cũng như sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường của răng miệng và tiến hành điều trị kịp thời.