Chuyên Gia Răng Miệng 26/08/2022
Viêm nướu răng là tình trạng nướu của trẻ gặp các vấn đề như sưng đỏ, chảy dịch mủ,...Bệnh gây khó chịu cho trẻ, có thể khiến bé quấy khóc, chán ăn. Dẫn đến suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Trẻ có thể đã bị viêm nướu răng nếu bố mẹ phát hiện ở trẻ có một trong các dấu hiệu sau:
Nướu sưng đỏ, chảy máu và dịch mủ khi chỉ cần nhấn nhẹ vào nướu.
Hơi thở của trẻ có mùi hôi do sự tích tụ của vi khuẩn và những phần mô bị hoại tử.
Trẻ quấy khóc, không chịu ăn uống. Đôi khi trẻ còn bị sốt cao và mệt mỏi.
Xuất hiện lớp màng mỏng màu xám trên nướu, các vết loét giữa răng và nướu;
Trong miệng bé sẽ có những mảng trắng dày, nổi lên trên bề mặt niêm mạc má, lợi, vòm miệng;
Đau đầu, sốt và mệt mỏi, khó chịu;
Dấu hiệu trẻ bị sưng nướu răng
Do trẻ mọc răng: Đây là nguyên nhân duy nhất không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé. Sưng nướu răng khi bé mọc răng chỉ xảy ra tạm thời. Bệnh thường gặp ở trẻ 6 – 7 tuổi ở răng số 6 và số 7.
Vệ sinh răng miệng kém : Trẻ em thường có sở thích ăn vặt hoặc ăn nhiều đồ ngọt. Nếu phụ huynh không hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng tích tụ chất bẩn và vi khuẩn quanh răng, nhất là ở khe nướu. Từ đó, khiến nướu răng bị sưng và gây viêm nướu.
Mắc các bệnh lý răng miệng: Khi răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ, rất có thể trẻ cũng đã mắc phải các bệnh lý răng miệng. Điển hình là sâu răng. Khi sâu răng diễn tiến đến giai đoạn nặng sẽ gây ra các tình trạng như sưng chân răng, viêm nướu, hôi miệng, thậm chí khiến trẻ nóng sốt,...
Mắc phải các loại virus khác: Sưng nướu răng cũng có thể trẻ đã mắc phải vi rút coxsackie, thủ phạm gây ra bệnh tay chân miệng và herpangina. Răng của bé có thể lung lay, rụng và gây ra những bệnh răng miệng nghiêm trọng như viêm răng, viêm lợi nếu tình trạng viêm nướu răng ở trẻ không được điều trị sớm.
Nguyên nhân gây sưng nướu răng ở trẻ
Nếu nguyên nhân gây sưng nướu răng do trẻ mắc phải các loại virus thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và có hướng điều trị thích hợp. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân đến từ việc trẻ chăm sóc răng miệng kém hoặc bệnh lý răng miệng, phụ huynh có thể áp dụng những cách sau đây để cải thiện:
Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách. Với trẻ nhỏ nên lựa chọn loại bàn chải thích hợp để làm sạch răng. Đồng thời tìm cho trẻ một dòng kem đánh răng, nước súc miệng điều trị viêm nướu chuyên biệt.
Cho trẻ ăn những thực phẩm loãng như cháo, súp. Vì giai đoạn này trẻ sẽ cảm thấy khó chịu mỗi khi ăn uống.
Cho trẻ uống nhiều nước, nhớ bổ sung thêm các chất xơ và vitamin có trong trái cây để tăng đề kháng cho bé.
Trẻ bị sưng nướu răng có thể sẽ bướng bỉnh và khó chịu. Bố mẹ cần kiên nhẫn quan tâm và chăm sóc bé. Chỉ sau khoảng 10 ngày, tình trạng viêm nướu răng sẽ thuyên giảm.
Điều trị sưng nướu răng ở trẻ như thế nào
Ngoài chế độ dinh dưỡng, bé cần được xây dựng cả ý thức chăm sóc răng miệng. Việc làm này có vai trò quan trọng trong việc hạn chế tình trạng trẻ bị sưng nướu răng:
Chải răng sau khi ăn hoặc 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Chú ý chọn bàn chải lông tơ và kích thước bàn chải phù hợp với trẻ. Nếu bàn chải quá to, đôi lúc trẻ sẽ bất cẩn làm tổn thương vùng niêm mạc gây lở loét.
Hướng dẫn trẻ sử dụng chỉ nha khoa và bàn chải kẽ răng. Nếu trẻ trên 6 tuổi, có thể tập cho trẻ sử dụng thêm nước súc miệng để tăng cường làm sạch thức ăn thừa còn bám ở các ngóc ngách của răng.
Lấy cao răng, mảng bám thường xuyên để loại bỏ kịp thời các ổ vi khuẩn gây bệnh.
Cho trẻ thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để chủ động điều trị bệnh lý kịp thời.
Bài viết trên đây đã giới thiệu về những dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách điều trị tình trạng trẻ bị sưng nướu răng. Phụ huynh cần thường xuyên quan sát những biểu hiện thường ngày của trẻ, bởi không chỉ có thể phòng ngừa bệnh viêm nướu mà còn nhanh chóng phát hiện những bệnh lý nguy hiểm khác.
Biện pháp ngăn chặn tình trạng sưng nướu răng ở trẻ