Chuyên Gia Răng Miệng 27/08/2022
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sưng lợi. Nhưng nguyên nhân chính là do các mảng bám trên răng. Đây chính là nơi trú ngụ lý tưởng của các loại nấm hay vi khuẩn và chúng gây kích ứng dẫn đến viêm nướu.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như:
Do trẻ mọc răng: Hiện tượng này thường xảy ra trong giai đoạn trẻ mọc răng. Các dấu hiệu như nướu răng bị sưng đỏ, có chút dịch mủ chảy ra sẽ hết sau khi trẻ hoàn tất quá trình mọc răng.
Do vệ sinh răng không đúng cách, khiến thức ăn thừa bám và tích tụ ở dưới chân răng và kẽ răng. Ngoài ra, thức ăn thừa sẽ bị thối rữa tạo ra mùi hôi miệng nếu không được đánh răng sạch sẽ.
Trẻ ăn nhiều đồ nóng khiến cơ thể bị nhiệt dẫn đến sưng nướu, viêm lợi.
Nguyên nhân trẻ bị viêm lợi
Một số triệu chứng sau đây là dấu hiệu báo động trẻ bị sưng lợi:
Bé có dấu hiệu nướu sưng đỏ, hơi đau nhói. Khi nhấn vào có dịch mủ hoặc máu.
Trong hơi thở hoặc nước bọt của trẻ có mùi hôi.
Trẻ bị sốt cao trên 38 độ.
Xuất hiện lớp màng mỏng màu xám trên nướu, các vết loét giữa răng và nướu;
Trong miệng bé sẽ có những mảng trắng dày, nổi lên trên bề mặt niêm mạc má, lợi, vòm miệng
Trẻ bị khó chịu, quấy khóc, biếng ăn.
Triệu chứng khi trẻ bị sưng lợi
Viêm lợi trẻ em thường được chia thành 2 giai đoạn:
Nướu răng có dấu hiệu đỏ và sưng nhẹ. Khi đánh răng đôi lúc sẽ bị chảy máu. Nếu phát hiện sớm và có biện pháp điều trị đúng cách ở giai đoạn đầu thì bệnh sẽ rất nhanh khỏi. Tuy nhiên, phụ huynh thường chủ quan khi trẻ ở giai đoạn này dẫn đến trẻ bị viêm nướu nặng hơn.
Ở giai đoạn này nướu răng của trẻ bị viêm nặng hơn. Kèm theo là các dấu hiệu như chảy máu gây đau nhức, sưng má, miệng có mùi hôi. Lúc này, trẻ có thể bị sốt, biếng ăn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cơ thể.
Khi trẻ bị sưng lợi ở giai đoạn 2, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có phương án điều trị thích hợp.
Các giai đoạn khi trẻ bị viêm lợi
Khi trẻ chỉ bị viêm lợi ở giai đoạn 1, phụ huynh có thể sử dụng các sản phẩm vệ sinh răng miệng chuyên dụng để làm sạch răng như: Nước súc miệng điều trị viêm nướu, kem đánh răng cho nướu nhạy cảm. Ngoài ra, có thể áp dụng một số mẹo chữa viêm nướu sau đây để giải quyết tình trạng viêm nướu răng nhẹ ở trẻ:
Nước muối có khả năng loại bỏ những vi khuẩn trong khoang miệng giúp răng sạch sẽ và hơi thở thơm mát hơn. Vì thế khi trẻ xuất hiện những cơn đau do viêm lợi, bạn nên đánh răng sạch sẽ cho bé sau đó súc miệng bằng nước muối ấm 2 – 3 lần một ngày.
Chữa viêm lợi bằng nước muối
Cũng giống như muối, mật ong cũng có tính kháng khuẩn nhưng mật ong có vị ngọt giúp trẻ dễ chịu hơn. Sau khi đánh răng sạch sẽ, bố mẹ hãy lấy mật ong thoa đều lên phần chân răng hay phần nướu răng bị viêm. Tinh chất mật ong sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi và khắc phục tình trạng viêm nhiễm.
Chữa viêm lợi bằng mật ong
Dùng túi lọc bã trà xanh đắp lên vùng viêm lợi trẻ em, đợi khoảng 5 phút để các tinh chất trà trong túi lọc thẩm thấu vào chân răng. Những chất này sẽ kháng viêm, kháng khuẩn và xoa dịu cơn viêm lợi nhanh chóng.
Chữa viêm lợi bằng túi trà xanh
Trong trường hợp viêm nướu đã diễn tiến nặng hơn, bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để tiến hành cạo vôi răng. Đồng thời sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh để ức chế sưng viêm cho trẻ.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bố mẹ cần có thêm những kiến thức phòng ngừa viêm lợi trẻ em như sau:
Thường xuyên đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần.
Xây dựng ý thức chăm sóc răng cho trẻ. Đồng thời hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách.
Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc, vệ sinh răng phù hợp với tình trạng răng của bé. Nếu trẻ đang bị viêm nướu nên sử dụng các sản phẩm chuyên dụng điều trị viêm nướu hoặc dành cho nướu nhạy cảm.
Hạn chế cho trẻ ăn vặt và những đồ ngọt vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp những thông tin bổ ích đến quý phụ huynh về tình trạng trẻ bị sưng lợi. Nếu như bạn cần được tư vấn về tình trạng của bé cũng như tìm hiểu thêm về các sản phẩm chăm sóc răng có thể liên hệ chuyên gia răng miệng để được tư vấn ngay.