Chuyên Gia Răng Miệng 09/08/2022
Trẻ 4 tuổi bị sâu răng là tình trạng rất phổ biến, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, cũng như sự phát triển của cơ thể.
Vậy có những biện pháp nào chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi hiệu quả? Và làm thế nào để phòng ngừa sâu răng tái phát?
Khi bé mắc phải bệnh lý sâu răng và bắt đầu có những cơn đau nhức, khó chịu, quấy khóc, không ít bố mẹ cảm thấy bối rối không biết phải làm sao. Điều này vô tình trì hoãn việc điều trị cho trẻ, khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Để bố mẹ biết cách chữa sâu răng hiệu quả cho con, đặc biệt là các bé nhỏ chỉ mới 4 tuổi, bác sĩ CKI Nguyễn Huỳnh Ngọc Mỹ hướng dẫn một số biện pháp sau đây:
Vì một vài lý do khách quan, mà bố mẹ chưa thể đưa bé đến nha khoa để điều trị sâu răng, thì có thể áp dụng 1 số phương pháp tại nhà giúp giảm bớt cơn đau cho bé:
Chườm lạnh cho bé: Bố mẹ dùng túi đá để chườm bên ngoài vùng má, tại vị trí đau răng cho bé. Khi nhiệt độ giảm xuống sẽ giúp các mạch máu co lại và giảm bớt cơn đau nhức một cách hiệu quả.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Trong muối có thành phần kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt. Do đó, cho bé súc miệng 2 lần/ngày với nước muối, sẽ giúp giảm thiểu tình trạng ê buốt, đau nhức do sâu răng.
Dùng nước cốt chanh chấm lên răng sâu: Nước cốt chanh có tác dụng tốt trong việc sát khuẩn, kháng viêm. Nên bố mẹ có thể dùng nước chanh để chấm lên vết răng sâu 1 - 2 lần/ngày.
Bố mẹ có thể chườm lạnh để chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi
Điều trị sâu răng tại nhà chỉ là biện pháp tạm thời, giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn chứ không thể điều trị dứt điểm sâu răng cho bé. Vì vậy, bố mẹ cần phải đưa bé đến nha khoa thăm khám càng sớm càng tốt. Tùy vào tình trạng bệnh, mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý phù hợp nhất.
Tái khoáng men răng: Trường hợp răng chỉ mới chớm sâu, bác sĩ có thể chỉ định tái khoáng để củng cố men răng chắc khỏe hơn. Bằng cách bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thiết yếu như canxi,vitamin D3, magie…
Trám răng: Nếu chỉ mới hình thành những vết sâu hoặc lỗ hổng nông trên bề mặt răng mà chưa viêm nhiễm nặng, thì bác sĩ sẽ chỉ định trám răng. Khi đó, bác sĩ sẽ nạo sạch vết sâu để loại bỏ vi khuẩn và tiến hành trám bít lại bằng vật liệu chuyên dụng như Composite.
Điều trị tủy: Nếu vết sâu đã lan rộng tới tủy răng, dẫn đến viêm tủy, thì điều trị tuỷ là giải pháp cần thực hiện. Bác sĩ sẽ làm sạch vi khuẩn tại mô tủy, ống tủy bị viêm nhiễm. Sau đó rồi trám kín lại để ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào tuỷ răng lần nữa.
Nhổ răng sâu: Với trường hợp răng đã sâu quá nặng, tác động xấu đến vùng chân và tủy răng, thì nhổ răng là giải pháp tối ưu nhất để tránh viêm nhiễm lan rộng, ảnh đến cấu trúc hàm.
Trẻ 4 tuổi bị sâu răng hàm quá nặng, không thể phục hồi sẽ được nhổ bỏ
Trám răng là phương án chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi hiệu quả
Với các bé 4 tuổi, răng hàm là những răng dễ bị sâu nhất, bởi những nguyên nhân chính sau đây:
Chăm sóc răng miệng không kỹ lưỡng: Do còn quá nhỏ, nên các bé chưa có ý thức vệ sinh răng đúng cách. Nếu bố mẹ cũng không quan tâm, thì trẻ rất dễ lười hoặc đánh răng qua loa. Làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng.
Chế độ ăn uống nhiều đường: Trẻ em rất thích ăn vặt, đặc biệt là đồ ngọt như bánh kẹo,chocolate, nước có gas… Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và khiến răng dễ bị sâu.
Di truyền: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, sâu răng là bệnh lý có tính di truyền cao. Nên trong trường hợp bố mẹ bị sâu răng, hoặc men răng yếu thì con sinh ra có cũng có nguy cơ cao mắc bệnh sâu răng.
Thiếu Fluoride: Fluoride là khoáng chất có vai trò quan trọng, giúp bảo vệ răng và phục hồi các tổn thương trên răng. Nên khi bé bị thiết Fluoride thường có nguy cơ sâu răng hơn những trẻ khác.
Thói quen ăn nhiều đồ ngọt khiến trẻ 4 tuổi bị sâu răng hàm
Theo bác sĩ CKI Ngọc Mỹ, tình trạng sâu răng hàm ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng:
Vi khuẩn sâu răng không chỉ tấn công răng sữa mà còn tác động tiêu cực đến mầm răng vĩnh viễn bên dưới.
Trường hợp sâu răng nặng, bé phải nhổ đi răng sữa. Việc mất răng sữa quá sớm khiến răng vĩnh viễn có thể không mọc đúng vị trí, ảnh hưởng đến khung xương hàm. Ngoài ra, khi bé bị sún răng cũng ảnh hưởng đến cả phát âm.
Răng hàm có chức năng nhai và nghiền thức ăn, nên nếu răng hàm bị sâu sẽ dẫn đến đau, khó chịu và khiến quá trình xử lý thức ăn bị ảnh hưởng. Trẻ sẽ tránh nhai mạnh để răng không bị đau và thức ăn chưa được nghiền kỹ đã đưa xuống dạ dày. Khiến các bộ phận tiêu hóa tiếp theo phải hoạt động nhiều hơn.
Những cơn đau nhức răng kéo dài còn làm cho bé ăn không ngon, biếng ăn và dễ bị suy dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, trong một biến chứng sâu răng nghiêm trọng, như viêm tủy răng còn có nguy cơ gây áp xe răng. Từ đó dẫn đến viêm nhiễm vùng hàm mặt, thậm chí là nhiễm trùng máu.
Ngoài ra, sâu răng còn khiến bé khó chịu, không được vui chơi thoải mái. Do đó ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và sự phát triển của bé.
Trẻ 4 tuổi bị sâu răng hàm khiến bé đau răng, biếng ăn và cơ thể không hấp thu đủ dinh dưỡng
Để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé, bố mẹ cần chú ý những điều quan trọng sau:
Bố mẹ nên bắt đầu hình thành cho bé thói quen vệ sinh răng miệng ngay khi răng mới bắt đầu mọc.
Lựa chọn bàn chải đánh răng lông mềm, kích thước phù hợp với khuôn miệng bé và dùng kem đánh răng chứa ít fluoride cho trẻ.
Quan sát và hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách ít nhất 2 lần/ngày, buổi sáng và buổi tối. Cho đến khi bé khoảng 7 tuổi, thời điểm có thể tự mình đánh răng.
Tập cho bé thói quen đánh răng 2 lần/ngày
Để phòng ngừa sâu răng, bố mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng như rau xanh, hoa quả tươi, các sản phẩm từ sữa…
Đồng thời cắt giảm lượng quà vặt của bé, vì chúng thường chứa một lượng lớn đường. Đây là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho vi khuẩn gây sâu răng. Vì vậy, bố mẹ hạn chế cho bé ăn bánh kẹo, kem, uống nước ngọt...
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chú ý tới cách trẻ ăn uống, không để cho bé ngậm đồ ăn hoặc nước uống lâu trong miệng. Bởi làm tăng nguy cơ hình thành axit và gây tổn thương men răng, dẫn đến sâu răng.
Khi bé bắt đầu mọc răng sữa, hãy đưa bé đến nha khoa thăm khám định kỳ 6 tháng/lần, nhằm kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường về răng miệng. Việc duy trì sức khỏe răng miệng sẽ giúp bé ít có nguy cơ bị nhiễm khuẩn dẫn đến sâu răng.
Duy trì thăm khám răng định kỳ cho bé
Bé 4 tuổi bị sâu răng là hiện tượng thường gặp. Nếu không có phương án chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ và sức khỏe. Các bậc phụ huynh cũng cần có xây dựng chế độ chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ sớm, để phòng ngừa được sâu răng và nhiều bệnh lý nha khoa khác.