• Hôi miệng
  • Chỉnh nha
  • Máy tăm nước
  • Bàn chải điện

Nguyên Nhân Và Cách Chữa Đau Răng Cho Trẻ Hiệu Quả

Chuyên Gia Răng Miệng 08/08/2022

✔️ Cố vấn chuyên môn: TS Y Khoa trẻ tuổi nhất Việt nam ( Dưới 30 tuổi)
cusArticle-featureImage

Bé bị đau răng là tình trạng khá phổ biến xảy ra ở những chiếc răng sữa của bé, khiến bé bị đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày.

Trẻ bị đau răng thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có những biện pháp xử lý đúng đắn, giảm thiểu nguy cơ gặp các biến chứng về răng miệng cho bé.

    1. Những nguyên nhân khiến trẻ bị đau răng

    Đau răng là những cơn đau xung quanh răng hoặc bên phía trong răng, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sự phát triển cơ thể của trẻ nhỏ. Một số nguyên nhân phổ biến khiến bé bị đau răng như:

    • Do sâu răng: Sâu răng là nguyên nhân thường gặp nhất khiến bé đau răng. Việc trẻ vệ sinh răng miệng không đảm bảo cùng với ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột hay trẻ uống ít nước, bị rối loạn tiêu hóa,...là những yếu tố chính khiến trẻ bị sâu răng.

    • Mọc răng: Những mầm răng bên dưới nướu dần phát triển và bắt đầu nhú ra khỏi nướu sẽ gây đau nhức cho trẻ, nặng hơn bé còn có thể bị phát sốt. Bên cạnh đó, khi răng nhú lên phần nướu sẽ tạo thành khe hở và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, dễ gây viêm nướu nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách.

    • Chấn thương, té ngã: Trẻ em thường rất hiếu động vì vậy rất có khả năng bị những va chạm vào răng khi hoạt động, chạy nhảy, gây tổn thương đến răng như gãy, sứt mẻ, chảy máu,...

    • Viêm nướu: Là hiện tượng nướu bị sưng tấy, viêm đỏ, chảy máu khi đánh răng. Viêm nướu kéo dài có thể tiến triển thành viêm nha chu, làm răng trẻ bị rụng sớm.

     

    Bé bị đau răng khi mắc sâu răng sẽ phải chịu đựng những cơn đau nhức, ê buốt

    Bé bị đau răng khi mắc sâu răng sẽ phải chịu đựng những cơn đau nhức, ê buốt

     

    Bố mẹ nên theo dõi việc đánh răng của bé cho đến khi bé khoảng 7 tuổi

    Bố mẹ nên theo dõi việc đánh răng của bé cho đến khi bé khoảng 7 tuổi

     

    Sâu răng làm tăng nguy cơ mất răng ở trẻ nhỏ

    Sâu răng làm tăng nguy cơ mất răng ở trẻ nhỏ

    2. Trẻ bị đau răng phải làm sao? Cách giảm đau răng cho trẻ hiệu quả

    trẻ bị đau răng phải làm sao? Khi bé đau răng, khó chịu, quấy khóc, bố mẹ thường sẽ lúng túng , tốt nhất nên đưa trẻ đi khám nha khoa để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

    mẹo chữa đau răng cho trẻ em

    Hiện nay, tỷ lệ sâu răng ở trẻ em đã là tình trạng đáng báo động tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Khi tỷ lệ trẻ mắc sâu răng lên đến 85%.

    Bệnh lý này khiến trẻ thường xuyên gặp phải những cơn đau khó chịu và có thể lây lan, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Vì vậy, khi phát hiện trẻ mắc sâu răng, bố mẹ cần tìm biện pháp khắc phục nhanh chóng.

    Nếu chưa thể đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám, thì Bác sĩ CKI Nguyễn Huỳnh Ngọc Mỹ gợi ý một số cách giảm đau răng cho bé tạm thời như sau:

    Khi răng bé bị đau nhức, khó chịu, tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ tới khám nha sĩ để tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp. 

     càng sớm càng tốt để được thăm khám và đưa ra giải pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, trước đó bạn có thể áp dụng một số cách chữa đau răng cho trẻ sau đây để giảm bớt sự đau nhức mà trẻ nhỏ đang phải chịu đựng:

       

      2.1 Súc miệng với nước muối loãng giúp giảm cơn đau 

      Muối có công dụng rất tốt trong việc diệt khuẩn, sát trùng, kháng viêm và giảm đau.

      Bé bị đau răng phải làm sao rất đơn giản: Bạn chỉ cần pha nước muối loãng, cho trẻ ngậm trong vòng từ 2 – 3 phút và sau đó nhổ bỏ. Ngày thực hiện 3 lần, sau khi đánh răng và duy trì trong một thời gian sẽ có tác dụng giảm đau hiệu quả.

      Cho bé súc miệng với nước muối là một biện pháp đơn giản và hiệu quả để giúp cách giảm đau răng cho bé do sâu răng. Bởi các thành phần sát trùng tự nhiên trong muối sẽ giúp loại bỏ được vi khuẩn trong khoang miệng, và phát huy tốt công dụng giảm nhiễm trùng, giảm đau cũng như viêm nhiễm ở các khu vực răng bị ảnh hưởng. 

      Bố mẹ có thể cho bé súc miệng 1 - 2 lần/ngày với nước muối loãng, để hạn chế sâu răng phát triển. 

       

      Ngoài ra, nước muối còn giúp trung hòa axit, cân bằng môi trường pH trong khoang miệng, giảm hiện tượng viêm lợi, sưng nướu, chảy máu chân răng, đồng thời ngăn chặn không cho vi khuẩn và axit tấn công vào men răng của bé.

      2.2 Chườm lạnh khi bé đau răng

      Một cách nhanh nhất để giúp giảm cơn đau do răng sâu, chính là dùng túi đá để chườm lạnh ngoài má, tại vị trí đau răng cho bé. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp làm co mạch máu tại khu vực đó và giảm đau tức thời. 

      Bố mẹ có thể chườm lạnh để giảm đơn đau răng cho bé

      Bố mẹ có thể chườm lạnh để giảm đơn đau răng cho bé

      2.3 Sử dụng các loại thực vật có tính kháng sinh

      Cách trị đau răng cho bé quen thuộc được áp dụng từ thời xưa, chính là dùng các loại thực vật có tính kháng sinh. Phương pháp này dễ thực hiện tại nhà và cũng lành tính, an toàn với răng miệng của trẻ nhỏ.  

      • Lá trầu không 

      Lá trầu không có công dụng gây ức chế vi khuẩn rất hiệu quả. Nên thường được áp dụng để làm thuốc trị các bệnh về răng miệng, đặc biệt là chữa sâu răng. 

      Bố mẹ chỉ cần giã nhỏ 2 - 3 lá trầu, lọc qua rây để lấy phần nước. Sau đó cho thêm vài hạt muối và rượu trắng, rồi cho bé súc miệng với hỗn hợp trên để giảm đau răng.

      • Tỏi

      Trong tỏi có chứa các thành phần Glucogen, Allin và Fitonxito, với tác dụng diệt khuẩn và chống viêm nhiễm. Chỉ cần giã nát tỏi, thêm chút muối và đắp trực tiếp lên chân răng sẽ có cộng hiệu giảm đau răng cho bé tức thì. 

      • Nước chanh

      Chanh chứa nhiều Axit nên có tính kháng khuẩn cao. Khi trẻ bị đau răng, dùng chanh vắt lấy nước uống sẽ có tác dụng giảm cơn đau hiệu quả.

      Uống nước chanh là một trong những cách chữa đau răng cho bé

      Uống nước chanh là một trong những cách chữa đau răng cho bé

      2.4 Giảm đau răng cho bé bằng dầu đinh hương

      Dầu đinh hương là loại dược liệu có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy cực tốt. Do đó, khi bé bị đau răng chỉ cần lấy một miếng bông chấm vào dầu đinh hương và đặt vào chỗ răng sâu, cho con ngậm một chút. Rất nhanh, bé sẽ không còn khó chịu bởi những cơn đau răng nữa.

      2.5 Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách

      Những cơn đau răng xuất phát từ sự hoành hành của vi khuẩn sâu răng trong khoang miệng. Vì vậy, để giảm đau cho bé, bố mẹ cần phải hướng dẫn con vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại.

      Bố mẹ chỉ cho bé cách chải răng và súc miệng sao cho đúng để làm sạch thức ăn bám trên răng. Đồng thời, dùng loại kem đánh răng có chứa fluoride phù hợp với trẻ nhỏ. Fluoride là hợp chất có vai trò quan trọng trong quá trình cấu tạo ngà răng và men răng. Bổ sung fluoride sẽ giúp bù đắp những phần răng bị sâu, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào các lớp trong của răng.

      Bố mẹ cần quan sát bé đánh răng, để đảm bảo bé đã làm sạch răng đúng cách

      Bố mẹ cần quan sát bé đánh răng, để đảm bảo bé đã làm sạch răng đúng cách

      Tuy nhiên, theo Bác sĩ Ngọc Mỹ, những cách trị đau răng cho bé tại nhà chỉ có tác dụng giảm đau tức thời, không thể điều trị dứt điểm bệnh lý. Vì vậy, bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt. 

      Tại nha khoa, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng răng cụ thể của bé để đưa ra cách trị sâu răng cho bé hiệu quả nhất.

       

       

      Bệnh sâu răng cần phải để ý hơn ở lứa tuổi trẻ nhỏ, bởi các bé là đối tượng yêu thích đồ ngọt và chưa ý thức được việc vệ sinh răng đúng cách. Đặc biệt là giai đoạn răng sữa, trẻ rất dễ sâu răng, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức nhai và quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này. Do đó, bố mẹ luôn phải lưu ý và quan tâm kỹ lưỡng đến tình trạng răng miệng của trẻ. Nếu phát hiện bé bị đau răng, cần tìm cách chữa đau răng cho trẻ càng sớm càng tốt.

      4.2/5 (71)
      Chuyên Gia Răng Miệng không chỉ đơn thuần là địa chỉ để khách hàng mua sắm các sản phẩm liên quan đến răng miệng, mà quan trọng hơn là mang đến những giải pháp chuyên sâu từ đội ngũ Bác sĩ cố vấn. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện cho từng cá nhân và gia đình.
      Wiki Nha Khoa