Chuyên Gia Răng Miệng 08/08/2022
Với những chiếc răng sữa còn yếu ớt của bé thì việc phát sinh nhiều vấn đề về răng miệng là điều rất dễ gặp phải, đặc biệt khi vệ sinh răng miệng không đúng cách. Hiện tượng bé bị ăn mòn chân răng, sâu răng là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ khiến nhiều bố mẹ phải lo lắng.
Vậy những dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa ăn mòn chân răng cho bé cũng như biện pháp để phòng chống bệnh lý này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Bệnh lý mòn chân răng hay còn được gọi là mòn cổ chân răng là một tình trạng thường gặp trên những chiếc răng sữa của bé. Mòn răng là hiện tượng lớp men răng bị mất dần nhưng không do sâu răng, tuy nhiên nếu tình trạng còn kéo dài và không được kiểm soát thì sẽ dễ dẫn đến sâu răng.
Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em thường tiến triển âm thầm trong thời gian dài và khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Cho đến khi chân răng mòn thấy rõ, tạo vết lõm ở vùng cổ răng hoặc vết cắt dạng chữ V thì lớp men răng đã bị tổn hại rất nhiều.
Bệnh lý này có thể làm cho trẻ bị biếng ăn và chất dinh dưỡng cũng khó được hấp thụ vào cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Hậu quả nghiêm trọng hơn là khiến cho răng sữa của bé bị mòn và rụng sớm hơn thời điểm thay răng, răng vĩnh viễn của trẻ có thể sẽ mọc lệch lạc, sai vị trí với hàm, gây mất thẩm mỹ.
Lưu ý, răng bé ở bất kỳ vị trí nào cũng có thể bị ăn mòn, đặc biệt là những răng số 4, 5, 6 thường sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn và răng ở hàm trên cũng sẽ dễ bị tổn thương hơn hàm dưới.
Xem Thêm: Cách Điều Trị Sâu Răng Trẻ Em
Chính vì thế, để theo dõi và xử lý kịp thời khi trẻ bị ăn mòn chân răng, bố mẹ hãy lưu ý đến những dấu hiệu sau đây:
Bề mặt răng bị xỉn màu: Đây được xem là biểu hiện đầu tiên và thường khó phát hiện khi bố mẹ không chú ý. Ở gần đường viền nướu, tại vị trí bị ăn mòn sẽ xuất hiện dải màu trắng xỉn. Khi mức độ mòn răng nghiêm trọng hơn, dài màu trắng xỉn trên răng sữa của bé sẽ dần chuyển sang màu vàng, nâu thậm chí là đen, cho thấy đang chuyển dần thành bệnh lý sâu răng.
Răng nhạy cảm: Khi men răng đã bị tổn thương, đồng nghĩa với việc răng mất đi lớp bảo vệ và trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc thực phẩm có vị chua, có tính axit. Những trường hợp nặng sẽ có cảm giác nhói buốt ngay cả khi hít thở không khí lạnh.
Đau răng: Răng đau nhức âm ỉ và độ đau nhức, ê buốt sẽ tăng dần theo thời gian.
Sưng nướu răng: Khi chân răng bé bị ăn mòn nặng sẽ làm ảnh hưởng đến mô nướu xung quanh răng. Nướu lợi sẽ bắt đầu sưng tấy, chảy máu, tiến triển thành viêm nướu nếu tình trạng sưng tấy vẫn kéo dài.
Hôi miệng: Hơi thở của bé có mùi hôi khó chịu cũng là một dấu hiệu đáng lo ngại, cho thấy sức khỏe răng miệng của trẻ đang gặp vấn đề.
Theo các chuyên gia nha khoa, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng mòn răng. Sau đây là một số nguyên nhân chính gây ăn mòn chân răng ở trẻ nhỏ:
Lớp ngà và men răng sữa mỏng: Răng sữa của bé còn lớp ngà và men răng mỏng, yếu, không được chắc khỏe như răng vĩnh viễn ở người trưởng thành, dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
Chăm sóc, vệ sinh răng miệng kém: Đánh răng không thường xuyên, không đúng cách, không kỹ lưỡng hoặc không dùng chỉ nha khoa,...tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn, virus tích tụ và tấn công.
Khẩu phần ăn có nhiều đường và tinh bột: Các thực phẩm như nước ngọt, bánh, kẹo, nước trái cây,...sẽ làm cho tốc độ bào mòn men răng trở nên nhanh hơn.
Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt Canxi và Fluor: Canxi và Fluor là 2 khoáng chất cực kỳ quan trọng trong việc phát triển khung xương và răng của trẻ nhỏ, giúp răng bé được chắc khỏe. Nếu trẻ bị thiếu đi 2 hoạt chất này, sẽ dễ gặp phải các tình trạng như mòn răng, ngà răng mỏng, răng yếu dễ vỡ, sâu răng và còn nhiều vấn đề về xương
Di truyền: Đây là trường hợp ít gặp và khó có thể khắc phục được. Nếu trẻ sinh ra trong gia đình có di truyền răng yếu, dễ hư hỏng thì răng của bé cũng rất khó được chắc khỏe như bình thường.
Cho bé bú bình sữa khi ngủ: Hàm lượng đường của sữa còn lắng lại trong miệng có thể tích tụ quanh răng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Mặt khác, trong khi ngủ nước bọt sẽ tiết ra ít hơn, không tạo đủ lớp màng bảo vệ cho răng tránh bị ăn mòn.
Xem Thêm: Bé Bị Đau Răng Phải Làm Sao?
Bố mẹ có thể giúp trẻ ngăn ngừa xói mòn răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn bằng các biện pháp sau:
Hướng dẫn cho bé vệ sinh răng miệng đúng cách với bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng chứa Fluor, đồng thời tập cho bé thói quen đánh răng 2 lần/ngày. Bố mẹ cần kiểm tra răng miệng của bé sau khi chải răng, đảm bảo đảm không còn thức ăn thừa sót lại.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho bé, bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu có trong các thực phẩm như: rau, sữa, sữa chua, các loại hạt, đậu, hải sản, thịt, trứng,... Đặc biệt cần đảm bảo bổ sung đủ Canxi cho quá trình phát triển răng, xương của trẻ luôn được khỏe mạnh.
Hạn chế cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt, hoặc đồ ăn, thức uống có chứa axit, có gas. Đặc biệt không cho trẻ ăn gần lúc đi ngủ.
Nếu bé vẫn còn đang bú bình, hãy tháo bình sữa ra khỏi miệng bé khi bé đã ngủ. Sau đó, có thể làm sạch nướu của trẻ bằng khăn ẩm hoặc miếng gạc.
Bố mẹ nên đưa trẻ nhỏ đi thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phòng tránh mọi vấn đề về răng miệng cũng như sớm phát hiện và có cách xử lý kịp thời khi trẻ bị ăn mòn chân răng.
Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em có thể đến từ nhiều nguyên nhân, nhiều tác nhân ảnh hưởng. Do đó, bố mẹ nên đưa trẻ đến nha sĩ để được thăm khám, hướng dẫn cách chữa ăn mòn chân răng cho bé phù hợp ở từng mức độ, tình trạng răng bị ăn mòn của bé.
Xem Thêm: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Sâu Răng Cho Trẻ 4 Tuổi
Nếu chân răng của bé chỉ mới bị ăn mòn nhẹ, chưa ảnh hưởng nhiều đến men răng, thì răng sữa vẫn có khả năng tự hồi phục nếu can thiệp đúng cách.
Phương pháp được bác sĩ CKI Nguyễn Huỳnh Ngọc Mỹ (Cố vấn Chuyên Gia Răng Miệng - Chuyên điều trị bệnh lý cho trẻ em) khuyên thực hiện chính là bổ sung thêm Fluor cho răng.
Có thể thực hiện tại nhà bằng cách cho bé sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng có chứa Fluor (hàm lượng 0,5 - 1 mg/l). Hoặc thực hiện điều trị tại nha khoa, bao gồm bạc Diamin Florua (SDF), tái khoáng hóa men răng và ngà răng.
Nếu bé bị ăn mòn chân răng nặng, làm mất hoàn toàn lớp men răng và xuất hiện dấu hiệu sâu răng, thì bắt buộc phải đến nha khoa để bác sĩ điều trị triệt để.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ loại bỏ các phần viêm nhiễm, bị sâu và làm sạch vi khuẩn. Sau đó, tiến hành hàn trám răng để lấp đầy các lỗ hổng do sâu ăn để lại, ngăn ngừa sâu răng tái phát.
Chất trám răng được sử dụng là thủy ngân, bạc, nhựa composite hay các kim loại được dùng trong nha khoa với độ bền chắc cao và có màu sắc phù hợp cho răng bé.
Để trẻ có một hàm răng chắc khỏe thì bố mẹ cần quan tâm và hướng dẫn bé chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách cũng như kết hợp một chế độ ăn đủ dinh dưỡng. Đồng thời hãy luôn theo dõi tình trạng răng miệng của trẻ, để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường và phòng chống lại bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ.